| Hotline: 0983.970.780

Họ từng tù tội

Thứ Tư 23/10/2013 , 10:40 (GMT+7)

Những nhân vật trong loạt phóng sự này từng "bóc lịch" trong trại giam. Khi mãn hạn tù, họ chỉ còn đôi bàn tay trắng; vậy nhưng, bằng nghị lực phi thường, họ đã làm lại cuộc đời mình, đồng thời cứu giúp biết bao nhiêu người thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Những nhân vật trong loạt phóng sự này từng "bóc lịch" trong trại giam. Khi mãn hạn tù, họ chỉ còn đôi bàn tay trắng; vậy nhưng, bằng nghị lực phi thường, họ đã làm lại cuộc đời mình, đồng thời cứu giúp biết bao nhiêu người thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Nhục vì rừng, vinh cũng vì rừng

Chuyện anh Nguyễn Tấn Hiệu (SN 1974, thôn Phú Quý 2, xã Tam Mỹ Đông, Núi Thành, Quảng Nam) bị đi tù rất ngắn gọn. Năm 2007, anh liên quan đến dự án trồng rừng và bị “dính” 2 năm tù giam.

Trở lại đời thường, anh vẫn bám rừng, làm giàu từ rừng. Tài sản trong tay anh hiện có hơn 30 ha rừng keo lá tràm, 10 ha xoài, 1.000 cây chanh không hạt. Mỗi năm, anh bỏ túi 400 - 500 triệu đồng.

NÚI ĐÁ XANH MÀU

Hò hẹn mãi cuối cùng chúng tôi cũng gặp được anh Nguyễn Tấn Hiệu. Hỏi về nhà anh, mọi người trong ở xã dặn gọi là Bảy Rừng. Gặp anh Bảy, thoạt đầu, nhìn khuôn mặt sạm đen, người cao to, dáng vẻ “người có số, có má” trong giang hồ.

Vừa bước xuống chiếc xe win, anh Bảy liền xuýt xoa: “Các chú thông cảm, đợt này anh nhiều việc quá! Vừa lo thu hoạch keo, tràm, nay bắt tay kinh doanh mở quán nhậu”.

Trong cuộc chuyện trò, anh Bảy hé mở, trước đây, anh làm chủ thầu xây dựng có tiếng ở đất Quảng Nam. Năm 1998, anh ôm nhiều công trình xây dựng và "ngày đó, ném cục tiền ấy vào mua vàng, hay ngân hàng thì chắc không phải như thế này. Chỉ ngồi chơi đủ sống rồi”.

Nghe vậy, tôi cũng tò mò về cuộc đời anh từng trải qua. Anh Bảy tặc lưỡi: “Chẳng giấu gì các chú, cái số tôi vậy rồi. Những năm 1998, đổ tiền vào trồng rừng, đến năm 2007, có một dự án trồng rừng được Nhà nước rót vốn. Lúc này, tôi có mối quan hệ rộng nên đứng ra nhận trồng rừng. Trong quá trình triển khai thì bị sai phạm, rồi tôi dính án 2 năm”.



Những đồi núi đá được Bảy Rừng phủ xanh

Vì sao lại dính tù tội?, tôi hỏi. Anh Bảy gãi đầu: Thôi chuyện qua rồi đừng nhắc lại nhiều chú ạ! Hai năm “bóc lịch” trong trại giam là quá đủ rồi. Sai lầm, khổ đau thì cũng đã qua. Người ta bảo: “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt. Tôi đã nếm đủ, hiểu được cái mình làm sai. Ngẫm lại, người đời nói quả không sai nhưng quan trọng là mình biết sửa sai thôi”.

Gác lại những tháng ngày liên quan đến tù tội, tôi hỏi tiếp: Sau khi ra tù sao anh không chú tâm đến thầu công trình xây dựng mà đeo bám rừng? Anh Bảy đáp: Cùng vì rừng khiến mình sạt nghiệp nên mình tiếp tục ôm lấy rừng để đòi lại những cái đã mất", Bảy Rừng tâm sự.

Với mong muốn du ngoạn dưới cánh rừng keo, chúng tôi được anh Bảy cảnh báo: “Nhà tôi ở Tam Mỹ Đông nhưng rừng trồng ở xã Tam Mỹ Tây. Từ nhà đến đó mấy 15 km, đi vào cũng khó khăn, sợ các chú không đi được thôi”.

Bảy Rừng sẵn sàng dẫn đường, chúng tôi men theo đường nhựa rồi đến xã Tam Mỹ Tây. Đi tiếp 5 km đường rừng, xuất hiện trước mắt chúng tôi là bạt ngàn keo, xoài, chanh không hạt của anh Bảy.


10 ha xoài hứa hẹn thu về hàng trăm triệu đồng/năm

Thấy những cánh rừng tràm bạt ngàn, chúng tôi buột miệng: Đất rừng bây giờ mua rất khó, còn mở rộng diện tích bằng cách chặt phá rừng tự nhiên thì Nhà nước cấm ngặt, sao anh có nhiều đất vậy?

Anh Bảy trải lòng: “Từ trước những 1998, nơi đây là những nương rẫy của bà con. Ngày đó, người dân sống theo kiểu du canh du cư, cứ hết cánh rừng này họ đốt khu rừng khác để trồng lúa, sắn. Và sau một vài mùa lại đi khai phá khu vực mới, sau đó quay lại chỗ cũ.

Càng ngày, đất bạc màu và năng suất không cao. Thấy những ngọn đồi trọc lốc, mỗi đợt mưa là đất đá cuốn trôi theo dòng nước, nếu không trồng cây lên đó thì sẽ không giữ được đất, nên tôi bỏ tiền gom đất của bà con để trồng keo".

Dẫn chúng tôi tham quan khu rừng rộng bạt ngàn, đặc biệt là có nơi đá nhiều hơn đất, thế nhưng cây keo mọc lên xanh ngút ngàn. “Để trồng được keo lên đó là điều không dễ, phải đào hố thật sâu rồi lấy đất từ nơi khác bỏ xuống hố và trồng cây lên. Ngoài ra, hằng năm cho nó “nuốt” rất nhiều phân mới sống được. Khó khăn là thế nhưng hàng chục ha núi đá được tôi phủ xanh cây tràm”, anh Bảy nói.

LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH

Nhờ cần cù, chịu khó, nay Bảy Rừng sở hữu riêng cho mình một khối tài sản “vàng xanh” trên 30 ha keo tại xã Tam Mỹ Tây. Nói về hiệu quả, anh Bảy hạch toán: Mỗi héc ta keo cho mức lãi từ 60 - 70 triệu đồng sau từ 5 - 7 năm trồng, chăm sóc.

Như vậy, với 30 ha rừng, số tiền Bảy Rừng thu về mỗi năm không hề nhỏ. Bảy Rừng cười: “Từng ấy tiền có phải mình ôm đâu, phải nuôi 10 người làm quanh năm, đến vụ thu hoạch nuôi thêm gần 200 nhân công. Các chú xem đó, để có con đường vào đây, tôi phải bỏ ra cả tỷ đồng phá đá, ủi đất. Tính đi, tính lại thì lại cũng không ăn thua. Nhưng yêu rừng, đam mê rừng mình không bỏ được nghiệp trồng rừng”.

Anh Bảy phân tích: Thực tế, để có một diện tích đất rừng trồng thì nguồn lực đầu tư không hề nhỏ. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, những nơi thu được thì lấy vốn đó đầu tư tiếp và trồng mới sẽ diễn ra liên tục trong các năm. Việc khai thác cũng vậy, không chỉ đảm bảo về công ăn việc làm mà ổn định cả về thu nhập.


Với 30 ha keo, mỗi năm Bảy Rừng thu về gần 500 triệu đồng

Từ suy nghĩ như vậy, cùng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, Bảy Rừng sẵn lòng giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Anh thổ lộ: “Cuộc sống bà con dân tộc còn lắm gian truân nên dù việc nhỏ hay lớn, nếu trong khả năng mình giúp đỡ được thì tôi luôn sẵn lòng.

Trung bình mỗi ngày có gần hàng chục lao động trong thôn tìm đến tôi xin việc làm. Có nhiều người ốm đau không có tiền chữa trị hay đến năm học mới, người làm thuê họ cần tiền lắm. Cứ rứa tôi ứng tiền trước, người nhiều thì 5 đến 10 triệu, người ít thì vài trăm ngàn. Ít bữa họ lại làm trả sau.

Ngày trước tui cũng vậy, nếu không có sự chung tay giúp đỡ, động viên kịp thời của mọi người thì chưa chắc tôi đã có được cơ ngơi và sự nghiệp hôm nay”.

Từ khi có của ăn của để, Bảy Rừng nhận nuôi hai đứa trẻ mồ côi, nay hai người đã lớn và có gia đình. Và hằng ngày họ cũng gắn bó với công việc trồng rừng.

Ông Nguyễn Trung Kiên ở xã Tam Trà gắn bó công việc chăm sóc rừng cho anh Bảy gần 5 năm nay, mỗi tháng ông được trả 3-4 triệu đồng. Cơm, thức ăn chủ lo. “Ở đây không những tôi mà có 10 anh em có việc làm thường xuyên, còn đến mùa vụ thu hoạch keo thì hàng trăm người. Ở vùng núi này, tháng thu nhập như vậy là khủng rồi, chứ trồng sắn, lúa không được bao nhiêu"

Rời “thánh địa” keo của Bảy Rừng, nhìn 10 ha xoài Tứ Quý, Đài Loan sang năm bắt đầu cho trái, anh Bảy nhẩm tính: “Nếu bán ở chợ đầu mối ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam thì 1 kg là 17.000 đồng, và mỗi năm sẽ cho hàng trăm triệu đồng”. Ngoài ra, còn 1000 cây chanh không hạt, sắp tới cũng cho quả thì hằng năm Bảy Rừng thu về số tiền không nhỏ.

Trong mấy năm trở lại đây rừng keo của Bảy Rừng đón tiếp không ít đoàn tham quan. Không những thế, rừng keo này đã làm "đề tài" cho nhiều người nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, thạc sĩ. “Mỗi lần có nghiên cứu sinh đến thì họ chặt, rồi làm hỏng nhiều cây để nghiên cứu. Thế nhưng tôi không làm khó dễ cho họ, mình giúp họ bảo vệ thành công luận án là vui rồi”, Bảy Rừng tâm sự.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm