| Hotline: 0983.970.780

Hòa bình cho Syria, ước mơ xa vời người dân thường Syria

Thứ Sáu 23/09/2016 , 08:01 (GMT+7)

Vụ đánh bom vào đoàn trở đồ cứu trợ của Liên hợp quốc tại thành phố Aleppo vừa qua là đòn giáng nặng nề nhất vào thoả thuận hoà bình mong manh tại Syria. Chưa một phe nào đứng ra nhận trách nhiệm vào vụ tấn công này nhưng phía Mỹ và đồng minh đều nhất trí rằng...

Chưa một phe nào đứng ra trách nhiệm vào vụ tấn công này nhưng phía Mỹ và đồng minh đều nhất trí rằng ngưòi Nga có liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp vào vụ này.

Những quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ đều đồng thuận rằng máy bay ném bom của Nga đã chủ ý tấn công đoàn xe trở đồ tiếp tế đến khu vực thành phố Aleppo được phe đối lập nắm giữ vì kế hoạch di chuyển của đoàn xe này đã được thông báo đến cho tất cả các bên liên quan.

Phía Nga và chính phủ Syria đều phủ nhận rằng máy bay của phía mình thực hiện vụ tấn công mà nếu bị luận tội có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.

Việc ai là bên thực sự đứng đằng sau vụ tấn công có lẽ không quan trọng bằng điều gì tiếp theo đang chờ đợi thoả thuận hoà bình mong manh mà Nga và Mỹ mới đạt được tại Syria.

Cuộc chiến đang kéo dài sang năm thứ 5 này đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với khi nó mới đuợc bắt nguồn từ những vụ đàn áp dã man người biểu tình của Tổng thống Assad.

Những nhận định về một sự sụp đổ nhanh chóng của Assad giống người đồng nhiệm quá cố Gaddafi ở Libya đã không thành hiện thực khi từ bên bờ vực sụp đổ, Assad bất ngờ nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ quyết định can thiệp quân sự từ tổng thống Nga Vladimir Putin và phía Iran.

Những nhân vật liên quan trong bàn cờ Syria cũng thay đổi liên tục một cách bất ngờ. Tổ chức khủng bố Nhà nước hồi giáo ISIS chiếm một phần lãnh thổ rộng lớn vắt ngang Syria và Iraq và tự xưng thành lập một nhà nước hồi giáo đẩy hàng trăm nghìn người tị nạn rời bỏ nhà cửa của mình để chạy đi lánh nạn.

Một tổ chức khủng bố khác là mặt trận Al-nusra tuyên bố từ bỏ liên minh thành lập trước đó với ISIS để tham gia con đường “ít cực đoan hơn” và tuyên bố muốn hình thành liên minh với FSA, nhóm tập hợp những lực lượng ôn hoà tại Syria và được nhận trợ giúp quân sự từ liên quân.

Đó là còn chưa kể đến lực lượng người Kurd ở phía bắc Syria mà mặc dù liên tục tham chiến chống lại ISIS và đôi khi là quân đội chính phủ Syria, mục tiêu tối cao nhất của họ vẫn là thành lập một nhà nước tự trị riêng của người Kurd độc lập khỏi Syria, một thể chế tương tự như nhà nước Kurdistan ở Iraq.

Điều này lại làm “ngứa mắt” một đồng minh lâu đời của Mỹ tại Trung Đông là Thổ Nhĩ Kì. Việc để kẻ thù không đội trời chung như người Kurd tự do thành lập một nhà nước tự trị ở ngay sát đường biên giới đối với Thổ Nhĩ Kì còn tồi tệ gấp nhiều lần việc Syria rơi vào vòng xoáy hồi giáo cực đoan.

Điều dễ hiểu là Thổ Nhĩ Kì đã ngay lập tức cho quân vào biên giới Syria với danh nghĩa là quét sạch ISIS khỏi vùng biên giới phía Nam nhưng những mục tiêu tấn công người Kurd lại chiếm đa số những lần không kích của Erdogan. Mỹ, vì vậy, bị đẩy vào tình huống khó khăn khi hai đồng minh, Thổ Nhĩ Kì và người Kurd tiêu diệt lẫn nhau.

Ở Syria hiện nay, thế chân vạc đang xảy ra khi không phe nào đủ mạnh để chiến thắng đối thủ. Vì vậy nên đàm phán hoà bình là triển vọng khả thi nhất để đưa cuộc nội chiến này đến hồi kết thúc.

20190636788
Đoàn xe chở hàng cứu trợ của Liên hợp quốc bị phá hủy

 

Nhưng như ở trên đã cho thấy thì những nhân vật trong bàn cờ Syria đều không có chung mục đích và vì thế nên quyền lợi và quan điểm của họ khác nhau một trời một vực.

Hai nhân vật đứng ra bảo trợ cho đàm phán là Nga và Mỹ hiểu rất rõ điều này nhưng việc thiếu một nhân vật có đủ tầm lãnh đạo và thống nhất Syria đã khiến cho đàm phán hoà bình lần này chỉ nhận được những hô hào trên giấy từ hai ngoại trưởng John Kerry và Sergei Lavrov chứ không có được sự ủng hộ từ trên mặt đất, điều kiện đầu tiên để một lệnh hoà bình có thể khả thi.

Cho đến trước khi cuộc không kích vào phái đoàn UN thì việc vi phạm lệnh ngừng bắn đã được ghi nhận từ cả phía quân đội chính phủ Syria và phe nổi dậy.

Việc dùng kẻ thù chung ISIS như là vật để tụ hợp mọi phe cánh lại cũng có vẻ không có tác dụng lắm vì như đã nói ở trên, một số nhân vật quan trọng không coi ISIS là kẻ thù số một.

Tướng Robert Mood của quân đội hoàng gia Na Uy, người đang chịu trách nhiệm cho quá trình giám sát ngừng bắn ở Syria đã kêu gọi các bên nhìn vào thành công của “lệnh ngừng bắn thành công nhất trong lịch sử” giữa Hàn Quốc và Triều Tiên để làm ví dụ nhưng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên khi đó đều tồn tại một tâm lí chung là muốn đưa cuộc chiến vào hồi kết và tái lập lại mức phân định biên giới như lúc trước chiến tranh.

Tình hình tại Syria hiện nay khác rất xa. Mọi tiến trình về một cuộc bầu cử chính trị công bằng tại Syria thời hậu chiến là gần như không thể khi Tổng thống Assad chắc chắn bằng cách nào đó, với sự ủng hộ của Nga và Iran, sẽ tiếp tục chiến thắng.

Một tiến trình hoà bình cho Syria là điều mơ ước của mọi người dân thường Syria đang sống trong bom đạn cũng như với những người tị nạn đang rải khắp từ Libăng, Jordan đến châu Âu cho đến những con thuyền lênh đênh trên Địa Trung Hải. Nhưng như thường lệ, những toan tính chính trị của những bên mà đáng lẽ phải đặt quyền lợi của người dân lên đầu sẽ là trở ngại lớn nhất đến ước mơ đó.

(Nghiên cứu sinh, Đại học Manchester)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.