| Hotline: 0983.970.780

Hoa đại hạ huyết áp

Thứ Hai 07/06/2010 , 11:16 (GMT+7)

Xin cho biết tác dụng hạ huyết áp của hoa đại và cách sử dụng?

* Xin cho biết tác dụng hạ huyết áp của hoa đại và cách sử dụng?

Trần Thanh Vân, 41, Lê Văn Duyệt, F.3, TX. Bạc Liêu

Theo lương y Hư Đan thì hoa đại hạ huyết áp nhưng không làm giãn mạch, không tác dụng đối với tuần hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm, và cũng không phải do tác dụng trên hệ phó giao cảm với tuần hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm, và cũng không phải do tác dụng trên hệ phó giao cảm. Cây hoa đại hay còn gọi là bông sứ, ở Lào gọi là chămpa, đông y Trung Quốc gọi là “Miến chi tử”, “Lôi chuỳ hoa”, “Đại quý hoa”... tên khoa học của cây là Plumeria rubra L.var.acutiforia, thuốc họ Trúc Đào.

Thời xưa dân gian thường sử dụng cây hoa đại phơi khô để làm dùng thuốc chữa ho, kiết lị và ỉa chảy. Tác dụng chữa cao huyết áp mới được phát hiện vài chục năm gần đây. Hoa đại có tác dụng hạ huyết áp. Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Hoa đại hạ huyết áp nhưng không làm giãn mạch, không tác dụng đối với tuần hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm, và cũng không phải do tác dụng trên hệ phó giao cảm. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. So với tác dụng của rễ cây ba gạc (Rawolfia verticllata), thì ba gạc có tác dụng chậm hơn hoa đại. Độ độc của hoa đại cũng thấp hơn của rễ ba gạc. Qua thí nghiệm liều dùng cho người có thể tới 60g một ngày. Từ vài chục năm gần đây, hoa đại được nhiều người sử dụng chữa cao huyết áp.

Cách dùng: Hàng ngày sử dụng 12-20g hoa đại khô, sắc lấy nước, uống thay trà trong ngày. Ngoài dùng hoa, dân gian còn dùng vỏ thân hay vỏ rễ để làm thuốc tẩy (thay cho vị thuốc đại hoàng) và chữa thũng nước. Cách thức: dùng 5-10g vỏ thân hay vỏ rễ sắc lấy nước đặc, chia ra 3 lần uống trong ngày. Cũng có thể chế vỏ cây thành cao đặc, và sử dụng với liều 0,2-0,5g/ngày, có thể tăng dần lên tới 1-2g/ngày. Để làm thuốc tẩy cũng có thể dùng nhựa mủ của thân cây với liều 0,5-0,8g/ngày dưới dạng nhũ dịch. Nhựa còn có thể sử dụng chữa chai chân và vết loét. Dân gian còn dùng lá cây hoa đại chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt.

Để chữa bong gân: dùng một lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ sưng. Lại dùng một lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo và đắp lên phía ngoài, rồi cố định lại bằng băng hoặc bằng vải sạch. Ngày đắp 1-3 lần liên tục như vậy 1-2 ngày tuỳ theo bệnh nặng hay nhẹ. Để chữa đau nhức hay mụn nhọt cũng dùng lá tươi giã nhuyễn, đắp vào những nơi bị bệnh.

* Trả lời bạn Nguyễn Năng Sơn, Tổ dân phố 1, TT La hà, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi

Chuyên mục này chỉ nhằm giải đáp các câu hỏi về khoa học mà thôi. Nếu các bạn gửi cho tôi với tư cách Đại biểu Quốc hội xin gửi về Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, 8, Mai Hắc Đế, TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk hoặc gửi về Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, 37 Hùng Vương, Hà Nội. Dù sao thì ý kiến của bạn tôi cũng sẽ chuyển đến Bộ Lao động, thương binh và xã hội.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm