| Hotline: 0983.970.780

Hoa hồi được mùa

Thứ Sáu 15/08/2014 , 08:21 (GMT+7)

Thời điểm hiện nay, người trồng hồi ở Lạng Sơn đang bước vào vụ thu hoạch hoa hồi chính vụ với niềm vui nhân đôi, bởi hoa hồi vừa được mùa lại được giá.

Toàn tỉnh Lạng Sơn có 32.500 ha rừng hồi, lớn nhất cả nước, cho thu hoạch trung bình 15.000 đến 30.000 tấn hồi tươi mỗi năm, đem lại nguồn thu khoảng 600 - 650 tỷ đồng/năm. Đây cũng là một trong những sản phẩm XK chủ lực của tỉnh Lạng Sơn. Cây hồi cho 2 vụ thu hoạch mỗi năm. Vụ chính từ tháng 7 tới tháng 9 và vụ sau là từ tháng 11 tới tháng 2 năm sau. 

Gia đình chị La Thị Quyết, một trong những hộ trồng nhiều hồi ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình cho biết: “Hồi năm nay được mùa, lại được giá nên bà con phấn khởi lắm.

Đến thời điểm này gia đình tôi đã thu hoạch một nửa trong tổng số 200 cây được 600kg. Với giá bán tại nhà là 12.000 đ/kg thu được trên 7 triệu đồng, ước tính đến cuối vụ còn khoảng 400kg nữa”. Không riêng gia đình chị Quyết, hàng ngàn hộ trồng hồi ở Lạng Sơn cũng rất phấn khởi.

Hiện nay, người dân thu hoạch hồi đến đâu thương lái vào tận nhà mua đến đấy. Chị Nguyễn Thị Hà, ở TP. Lạng Sơn một trong những thương lái chuyên thu mua hồi cho biết: “Năm nay hồi chính vụ được cả mùa lẫn giá. Hiện mỗi ngày tôi mua được từ 10 - 15 tấn hồi tươi, với giá cao nhất là 12.000 đ/kg, cao hơn mọi năm khoảng 2000 đ/kg”.

Theo dự đoán của những người trồng hồi, giá hồi tươi sẽ có khả năng tăng cao hơn nữa trong cuối tháng 9, vì là cuối vụ.

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tiến Nông được bình chọn là thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Với sự ghi nhận này, Tiến Nông tự tin vươn tầm khu vực, trở thành thương hiệu của nông dân ASEAN.