| Hotline: 0983.970.780

Hoa nhài - thuốc giải nhiệt

Thứ Ba 28/06/2011 , 14:33 (GMT+7)

Ngoài công dụng để ướp trà, hoa nhài còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường.

Hoa nhài còn gọi là hoa lài, nhài đơn, mạt lợi, tên khoa học của cây nhài là Jasminum Sambac Ait, thuộc họ nhài (Oleaceae). Cây nhài có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hiện nhài được trồng khắp nơi để dùng hoa ướp chè.

Hoa nhài là loại cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa sắc trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, có mùi thơm, hoa hay nở vào ban đêm, cũng có khi nở rộ vào giữa trưa. Quả màu đen hình cầu quanh có đài phủ lên, quả gồm 2 ngăn. Hoa nhài được trồng làm cảnh ở khắp nước ta. Ngoài công dụng để ướp trà, hoa nhài còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường.

Bộ phận sử dụng làm thuốc là hoa và rễ. Trong hoa nhài chứa chất béo thơm khoảng chừng 0,08%. Rễ tuy độc nhưng được dùng làm thuốc giảm đau.

Đông y cho rằng, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết... dùng chữa viêm màng khóe mắt, hay màng mộng, đặc biệt chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt... Liều dùng trung bình từ 2 – 4g loại hoa khô. Ngoài ra người ta còn chiết lấy tinh dầu hoa nhài làm hương liệu trong công nghệ mỹ phẩm.

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây là những phương thuốc chữa trị bệnh tiêu biểu từ hoa nhài.

 Chữa mất ngủ: Hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt. Hoặc hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Uống liên tục trong 7 ngày.

 Chữa tăng huyết áp: Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.

 Trị bệnh tiêu chảy: Hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày. Hoặc hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2- 3 lần. Uống trong 4 ngày.

 Chữa chứng hay nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt: Hoa nhài và hoa cúc vàng, mỗi vị 6g. Cả hai rửa sạch, để ráo đem hãm với nước sôi, uống thay nước chè hàng ngày.

 Nhức mỏi, đau đầu gối: Hoa nhài 50g, móng giò lợn 200g. Cách nấu: Móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần. Đơn thuốc này dễ làm nhưng lại hiệu quả cho người hay nhức mỏi, đau đầu gối.

 Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 6g sắc uống thay nước hàng ngày. Hoặc dùng trà hoa nhài: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, rót 300ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm có thể uống luôn, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Phương thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.

 Chữa đi tiểu nhiều: Hoa nhài 5g, ngân hạnh 3g, sắc với 3 bát nước trong 1 giờ. Ngày uống hai lần, uống trong 7 ngày. 

 Chữa ho suyễn: Hoa nhài 3g, đậu phụ 100g hãm vào nước sôi uống trị được phế ung, ho suyễn, ngực đầy khí suyễn, hô hấp không thuận. Uống liên tục trong 10 ngày. 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm