| Hotline: 0983.970.780

Hoài Đức: Chính sách giao đất dịch vụ với hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng nhiều thế hệ đồng sử dụng

Thứ Hai 09/10/2017 , 07:24 (GMT+7)

Khi Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ được ban hành, huyện Hoài Đức đã không rũ rối ruộng của các hộ để chia lại.

17-30-22_dsc_0050

Theo phương án giao ruộng trước đây, đối tượng được giao đất là nhân khẩu nông nghiệp tại địa phương. Việc xác định chủ sử dụng đất để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chủ hộ gia đình tại thời điểm giao đất năm 1992, 1993 (bao gồm các thành viên trong hộ gia đình) do đặc điểm truyền thống, hộ gia đình thường bao gồm nhiều nhân khẩu: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu. Quá trình sử dụng đất, các nhân khẩu trong hộ gia đình đã tách hộ và tách phần diện tích đất nông nghiệp của mình được giao (thửa riêng biệt) trước thời điểm có quyết định thu hồi đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định (trước đây đã cấp Giấy chứng nhận cho chủ hộ ban đầu).

Thực hiện Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 17/01/2006 của Chính phủ, ngày 28/6/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định 1098/QĐ-UBND trong đó quy định các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi được giao đất dịch vụ bằng 10% diện tích bị thu hồi, nhưng tối đa không quá 150m2/hộ....Theo số liệu tổng hợp, trên địa bàn huyện Hoài Đức có 1.308 hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi vượt 1.500 m2 (tổng diện tích thu hồi của các hộ là 2.616.084 m2; trong đó diện tích vượt hạn mức là 654.084 m2 - khi thu hồi đất để thực hiện các dự án, phần diện tích này được quy chủ, phê duyệt phương án cho chủ hộ theo Giấy chứng nhận).

Theo báo cáo của UBND huyện Hoài Đức, việc áp dụng mức diện tích giao đất dịch vụ tối đa không quá 150 m2 đối với các hộ gia đình trước đây có nhiều nhân khẩu được giao đất nông nghiệp đã tách hộ, nhưng chưa thực hiện thủ tục chia tách phần diện tích đất nông nghiệp của mình được giao là chưa đảm bảo ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi, vì các hộ có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, gây bức xúc trong các hộ dân, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Về quỹ đất dịch vụ, UBND huyện đã cơ bản chuẩn bị đủ diện tích đất dịch vụ giao cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, bao gồm cả phần diện tích vượt 1.500 m2. Từ thực tế nêu trên, để ổn định tình hình và đảm bảo quyền lợi của các hộ dân nên áp dụng chính sách đặc thù giao đất dịch vụ đối với các hộ gia đình đã tách hộ (hộ gia đình có nhiều thế hệ cùng huyết thống, đồng sử dụng đất) và tách phần diện tích đất nông nghiệp của mình được giao trước thời điểm có quyết định thu hồi đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định. Diện tích đất dịch vụ được giao bằng 10% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, nhưng tối đa không quá 150m2/hộ.

Xem thêm
Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Ninh Bình phấn đấu thêm 30 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên

Theo Sở NN-PTNT Ninh Bình, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên và có thêm sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao.

Bình luận mới nhất