| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thành rà soát 41/49 văn bản lĩnh vực chuyên ngành

Thứ Năm 30/11/2017 , 08:01 (GMT+7)

Thực hiện Văn bản số 7432/TCHQ-CNTT ngày 13/11/2017 của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) về việc báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg của Chính phủ và Thông báo số 330/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, Bộ NN-PTNT vừa ban hành báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia và công tác kiểm tra chuyên ngành.

Trong đó, về công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ NN-PTNT triển khai Quyết định số 2026/QĐ -TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

21-11-54_nh-cchc-bnn
Bộ NN-PTNT đã hoàn thành rà soát 41/49 nội dung kiểm tra chuyên ngành Chính phủ giao

Cụ thể, trong tổng số 87 văn bản quy phạm pháp luật phải sửa đổi, bổ sung về lĩnh vực quản lý chuyên ngành, Bộ NN-PTNT được giao rà soát, sửa đổi, bổ sung 49 văn bản quy phạm pháp luật. Đến nay, đã hoàn thành 41 văn bản. Đối với 08 văn bản còn lại, Bộ NN-PTNT đang xây dựng theo hướng tích hợp còn 04 văn bản. Các văn bản này đang được khẩn trương xây dựng để kịp thời ban hành trong năm 2017.

Cụ thể, với Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN-PTNT (thay thế 03 Thông tư gồm Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009; Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/08/2010; Thông tư số 44/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2011), hiện đã lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, đang tổng hợp ý kiến, chỉnh sửa dự thảo để chuẩn bị hồ sơ gửi thẩm định.

Thông tư thay thế Thông tư số 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2015 Hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu cũng đang được Bộ cho lấy ý kiến rộng rãi. Thông tư thay thế Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 Hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu hiện đã hoàn thành, dự kiến sẽ ban hành trước ngày 30/11/2017.

Với Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu lĩnh vực nông nghiệp, áp mã HS, hiện các đơn vị thuộc Bộ đang phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan xây dựng, đảm bảo phù hợp với Thông số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam: đã ban hành Thông tư số 25/2017/TT-BNNPTNT.

Đối với các hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành, trong tháng 10/2017, Bộ NN-PTNT đã rà soát lại toàn bộ các hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý của Bộ, đưa ra phương án cắt giảm các loại mặt hàng phải kiểm tra trước khi thông quan và áp dụng tần suất kiểm tra trên cơ sở quản lý rủi ro, sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp để giảm số lượng các mặt hàng phải kiểm tra trên thực tế.

Đồng thời, xác định các hàng hóa chịu sự quản lý của nhiều Bộ, nhiều đơn vị thuộc Bộ để đưa ra phương án giao cho một Bộ, đơn vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện. Bộ NN-PTNT hiện đang xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đó có đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số quy định về kiểm tra chuyên ngành không còn phù hợp, đang còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có sự bất cập, chồng chéo trong công tác quản lý/kiểm tra chuyên ngành giữa các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT liên quan đến các Bộ, ngành khác thuộc một số lĩnh vực như kiểm tra thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, kiểm dịch động vật, thực vật…

Do đó, trong công văn gửi Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Bộ NN-PTNT kiến nghị cần tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành và thủ tục hành chính đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện chủ trương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro, dựa trên mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; Tăng cường việc công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp; Đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; điện tử hoá thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Đặc biệt, cần khắc phục triệt để sự chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành đối với mặt hàng chịu sự kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Chính phủ, Ủy ban Chỉ đạo 1899 chỉ đạo Cơ quan chủ trì soạn thảo và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo và sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về Cơ chế một cửa quốc gia và kiểm tra chuyên ngành để làm cơ sở pháp lý cho các Bộ ngành liên quan triển khai thực hiện.

Sớm bố trí kinh phí để Bộ NN-PTNT triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2018 - 2020.

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất