| Hotline: 0983.970.780

Hoằng Đồng đột phá

Thứ Hai 01/07/2013 , 10:14 (GMT+7)

Sau gần 3 năm xây dựng NTM, Đảng bộ, nhân dân Hoằng Đồng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã tạo được bước đột phá khiến nhiều địa phương khác phải “ngước nhìn”.

Sau gần 3 năm xây dựng NTM, Đảng bộ, nhân dân Hoằng Đồng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã tạo được bước đột phá khiến nhiều địa phương khác phải “ngước nhìn”. Hoằng Đồng phấn đấu đạt chuẩn NTM vào tháng 9/2013 (về đích trước kế hoạch 2 năm).

Theo lộ trình ban đầu đặt ra, Hoằng Đồng được huyện Hoằng Hóa lựa chọn về đích NTM vào năm 2015, song với lợi thế là xã có xuất phát điểm cao, đại bộ phận người dân đồng tình, tham gia phong trào xây dựng NTM nên lãnh đạo xã đăng ký với huyện xin về đích trước một năm (2014). Nhưng bước đột phá ở Hoằng Đồng khiến các địa phương khác phải “ngước nhìn”, là trong một thời gian ngắn, xã đã hoàn tất 18/19 tiêu chí, phấn đấu tháng 9 năm nay đạt chuẩn NTM (về đích trước kế hoạch 2 năm).


Một NTM đang hiện dần ở Hoằng Đồng NTM

Xã Hoằng Đồng nằm giáp ranh với thị trấn Bút Sơn (trung tâm hành chính của huyện), toàn xã có 1.050 hộ dân với 4.050 nhân khẩu; tổng diện tích đất tự nhiên hơn 294 ha; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 220 ha. Người dân trên địa bàn chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Cuối năm 2011, sau khi tiếp nhận chủ trương từ cấp trên, Hoằng Đồng bắt tay xây dựng lộ trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Từ đó, mọi chủ trương, nghị quyết được ban hành đều gắn liền với NTM.

Ông Trương Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã, nói: “Muốn làm NTM, trước hết phải có mục tiêu, định hướng, sau nữa là sự đoàn kết từ cán bộ đến mỗi đảng viên, quần chúng nhân dân. Nhờ làm rất tốt vấn đề này nên mọi khó khăn trong quá trình thực hiện Hoằng Đồng đều được tháo gỡ một cách nhanh chóng”.

Theo ông Mạnh, Hoằng Đồng có những thuận lợi nhất định khi xây dựng NTM, đó là việc quy hoạch và sử dụng quy hoạch đã được các tầng lớp lãnh đạo đi trước thực hiện hoàn chỉnh. Ví dụ: Khi làm tuyến đường trục chính dài 2,4 km, xã không phải giải tỏa mét vuông đất nào nên đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng để đầu tư thực hiện các tiêu chí khác. Hay như việc quy hoạch cụm công nghiệp, thu hút trên 10 doanh nghiệp về hoạt động trên địa bàn, góp phần đắc lực giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu ngân sách cho xã.

Đối với sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương đặc biệt dành sự ưu tiên cả về thủ tục hành chính và cơ chế hỗ trợ cho người nông dân. Theo đó, mỗi cụm chăn nuôi tập trung sẽ được xã tạo điều kiện chuyển đổi đất, cấp đất; hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư đường, điện với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Các hộ chăn nuôi gia trại được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ làm hầm biogas; hỗ trợ bà con mua máy nông nghiệp từ 13-15 triệu đồng/máy...

Ông Lê Đình Thành, hộ chăn nuôi ở thôn 8, phấn khởi: “Có lẽ không có địa phương nào tạo điều kiện cho người dân như xã Hoằng Đồng. Biết chúng tôi thiếu vốn đầu tư, xã đã trích ngân sách kéo điện, làm đường, cho dân vay vốn ưu đãi để mở rộng quy mô. Nhờ vậy mà gia đình tôi có được một trang trại chăn nuôi hiệu quả như hôm nay”.

Với 2 ha đất, bình quân mỗi năm trang trại của ông Thành xuất bán hàng trăm tấn lợn, gà, vịt, cá, lúa, rau màu... mang lại thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng/năm.

Đời sống của nông dân nơi đây không chỉ khấm khá lên nhờ chăn nuôi, nhiều hộ còn làm giàu nhờ sản xuất ớt cay xuất khẩu. Chỉ tính từ đầu năm lại nay, cây ớt đã mang về hơn 3 tỷ đồng cho bà con. Ngoài ra, các ngành nghề dịch vụ như buôn bán hàng tạp hóa, cơ khí, mộc... cũng đang phát triển rầm rộ ở Hoằng Đồng.

Nói về việc huy động nguồn lực xây dựng NTM, ông Mạnh cho hay: Nhờ tận dụng được nguồn tiền cấp quyền sử dụng đất nên hầu hết các tiêu chí nặng về tài chính như cơ sở vật chất văn hóa, giao thông, thủy lợi, trường học... xã có đủ ngân sách để đầu tư, người dân không phải đóng góp gì nhiều.

Có thể khẳng định diện mạo nông thôn ngày xưa của Hoằng Đồng nay đã được thay da đổi thịt, với những ngôi nhà cao tầng kiên cố, đường làng, ngõ xóm rộng từ 4-7 m nối liền tận ngõ; mọi sinh hoạt văn hóa, thể dụng thể thao đều được chăm lo... chẳng khác gì ở các vùng đô thị.

Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay Hoằng Đồng đã đạt 18/19 tiêu chí, còn lại tiêu chí hộ nghèo. Toàn xã rải nhựa, bê tông được 2,4 km đường trục chính; 12 km đường GTNT, kênh mương nội đồng; xây mới 5 nhà văn hóa thôn; trụ sở làm việc, trung tâm văn hóa; trạm y tế; trường tiểu học... với tổng mức đầu tư trên 120 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người hơn 22 triệu đồng/năm.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm