| Hotline: 0983.970.780

Hoang tàn An Hải

Thứ Tư 03/11/2010 , 19:28 (GMT+7)

Nằm cuối hạ nguồn của 2 con sống lớn nhất tỉnh Ninh Thuận là sông Dinh và sông Lu, trận lũ lịch sử vừa qua không chỉ cướp đi tính mạng 2 người dân xã An Hải, huyện Ninh Phước, mà toàn bộ nhà cửa, tài sản, diện tích canh tác của người dân đều đã bị nước lũ nhấn chìm và cuốn trôi...

Nằm cuối hạ nguồn của 2 con sống lớn nhất tỉnh Ninh Thuận là sông Dinh và sông Lu, trận lũ lịch sử vừa qua không chỉ cướp đi tính mạng 2 người dân xã An Hải, huyện Ninh Phước, mà toàn bộ nhà cửa, tài sản, diện tích canh tác của người dân đều đã bị nước lũ nhấn chìm và cuốn trôi...

Ông Nguyễn Văn Sinh đang được người dân giúp vận chuyển mì tôm về trong thôn.

Hôm nay, đã bước sang ngày thứ 5 của trận lũ lịch sử, vậy nhưng phải mất đến gần 3 giờ đồng hồ,  tôi mới tiếp cận được thôn Hòa Thạnh, xã An Hải, dù nơi đây chỉ cách trung tâm UBND xã gần 2 km. Đồng hành cùng tôi, ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng thôn Tuấn Tú, xã An Hải đang đi nhận và vận chuyển 165 thùng mỳ tôm về cứu đói cho 300 hộ dân trong thôn.

Ông Sinh cho biết: “Nước lũ đổ về nhanh, xiết, bà con chỉ kịp chạy lên cao thoát thân, còn tài sản, lương thực, ruộng vườn, gia súc, gia cầm lũ cuốn trôi hết cả rồi. Trước mắt, chúng tôi sẽ chia đều cho mỗi hộ 15 gói để cứu đói đã!”. Nghe ông nói, tôi không thể hình dung ra được 165 thùng mỳ tôm chia cho 300 hộ dân với gần 1.200 khẩu sẽ sống ra sao trong những ngày tới! Trong khi đó, theo ông Sinh đến hôm nay thôn vẫn chưa có nước sạch để dùng.

Anh Lê Văn Thường ở thôn Hòa Thạnh đang chỉ mực nước lũ tràn về và hiện nay nước lũ còn ngập.

Từ Tuấn Tú xuôi về Hòa Thạnh, thôn độc đạo nằm sâu và cuối nguồn sông Lu. Chỉ mới ngày hôm qua thôi, nước lũ còn ngập chìm nhiều nhà dân, 10 người dân trong thôn còn bị mắc kẹt trong lũ. Tỉnh Ninh Thuận đã phải đề nghị Chính phủ hỗ trợ máy bay để giải cứu và được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong chuyến làm việc tại tỉnh vào tối ngày 2/11 chấp thuận.

Nằm cuối sông Lu, lũ lụt thường xuyên xảy ra, nhưng với cơn “đại hồng thủy” năm nay, khiến ông Đặng Ngọc Anh đã 91 tuổi không khỏi bàng hoàng: “Từ cha sinh, mẹ để đến bây giờ, tôi mới thấy trận lũ khủng khiếp như vậy. Nước đâu đổ về mà dữ thế!”. Còn ông Nguyễn Minh Xoang, trưởng thôn Hòa Thạnh cho biết: “Toàn thôn có 200 hộ gần 1.000 khẩu, nước lũ đổ về nhanh qua, chúng tôi chỉ kịp thông báo cho bà con chạy lên nhà cao tầng, còn lại tài sản mặc nước lũ cuốn trôi. Sau 5 ngày bị cô lập, chúng tôi chỉ mong sao được các cấp quan tâm cấp cho ít lương thực, nước uống để giải quyết cái đói và khát trước mắt”.

Nhà của người dân bị lũ làm sập.

Theo thống kế sơ bộ, An Hải là xã chịu thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản trong đợt lũ vừa rồi của tỉnh Ninh Thuận. Trận lũ lịch sử làm 2 người chết; 44 căn nhà bị sập; 347 ha cây nho, táo, lúa và hoa màu đang chuẩn bị thu hoạch bị thiệt hại hoàn toàn; gần 100 ha nuôi tôm, trong đó 50 ha tôm chuẩn bị thu hoạch bị lũ cuốn trôi. Hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn bị phá vỡ, hệ thống điện bị hư hỏng hoàn toàn. Chưa tính tài sản của các hộ gia đình như xe máy, ti vi, tủ lạnh bị nước lụt ngập, hư hỏng nặng nề.

Ông Trần Khánh Ninh, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Vấn đề lo lắng nhất hiện nay của chúng tôi là lương thực, nước sạch cho người dân và điện chiếu sáng. Bởi lương thực trong xã đã bị nước cuốn trôi hoặc ngập hư hỏng hoàn toàn. Các giếng nước bị lũ tràn vào đục ngầu, mất vệ sinh không sử dụng được. Nếu không được quan tâm kịp thời, đói khát, bệnh tật là chuyện xảy ra nay mai”.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.