| Hotline: 0983.970.780

Học Bác suốt đời

Thứ Sáu 15/05/2015 , 06:20 (GMT+7)

Trong căn phòng trên gác 2 phố Thuốc Bắc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người lính già đã 97 tuổi đời điềm đạm kể cho tôi nghe từng kỉ niệm về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.../ Bác giáo dục cả chuyện sinh hoạt hàng ngày

“Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là thần tượng trong suốt cuộc đời của tôi, từ lúc tôi trẻ cho đến trung niên và bây giờ ở tuổi gần đất xa trời vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu”.

Đó là tâm sự của Đại tá Nguyễn Xuân Lương, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Hậu cần.

Trong căn phòng trên gác 2 phố Thuốc Bắc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người lính già đã 97 tuổi đời điềm đạm kể cho tôi nghe từng kỉ niệm về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ hồi ông còn là cậu học sinh trường Bưởi cho đến khi trở thành anh bộ đội Cụ Hồ.

Tình yêu nước và tình yêu lãnh tụ

Khi còn nhỏ, Nguyễn Xuân Lương được người chú là Nguyễn Xuân Dương, từng tham gia Việt Nam Quốc dân đảng của lãnh tụ Nguyễn Thái Học, vừa làm thầy dạy võ vừa đọc cho nghe những bài thơ yêu nước.

Lớn lên, vào tiểu học, Nguyễn Xuân Lương lại là học trò của hai nhà giáo yêu nước Hoàng Đạo Thúy và Trần Trọng Kim.

Chính những người thầy thuở đầu tiên ấy đã thổi vào trong tâm hồn non nớt của cậu bé tinh thần yêu nước, ghét thực dân lúc nào cậu không hề hay biết.

Học lên cấp 2 ở trường Bưởi, chị gái của ông lập gia đình với nhà báo, nhà văn Trương Tửu. Từ đây, ngày ngày Nguyễn Xuân Lương lại được nghe anh rể nói đến những chiến sĩ cách mạng vô sản, đó là Các Mác, Lê-nin, M. Gorki, L. Aragon, P. Cutuyarie…

Đặc biệt, có một nhân vật mà Trương Tửu kể cho Nguyễn Xuân Lương nghe với nhiều huyền thoại khiến thực dân Pháp vô cùng đau đầu mà không thể nào bắt được, đó là Nguyễn Ái Quốc - người yêu nước.

Tất cả những điều Trương Tửu kể lại cứ như những giọt nước thấm theo thời gian nuôi dưỡng tình yêu nước và tình yêu lãnh tụ trong người cậu thiếu niên Nguyễn Xuân Lương.

Nhớ lại, ông Nguyễn Xuân Lương vẫn còn cảm xúc: “Ông Trương Tửu nói Nguyễn Ái Quốc có vẻ như người thần thoại. Đối với một người mười mấy tuổi như tôi, nó ảnh hưởng lắm. Cho nên  trong cuộc sống của tôi, Nguyễn Ái Quốc luôn gần gũi chứ không xa lạ”.

“Đến ngày mít tinh 2/9/1945 ở quảng trường Ba Đình - ông Nguyễn Xuân Lương kể tiếp - tôi cùng với các ông Trương Tửu, Nguyễn Đỗ Cung, Bùi Lão Kiều (tức nhà thơ Huyền Kiêu), Chu Ngọc… đi dự buổi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

Khi về, ông Trương Tửu hứng chí lên, giang hai tay ra, và hô vang: Việt Nam Dân chủ cộng hòa độc lập muôn năm!

Đối với ông Trương Tửu, nghe lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh nói thì đơn giản, đúng là kiểu nói của người Cộng sản. Ông ấy thích lời nói đi vào quần chúng. Đường lối Hồ Chí Minh là đường lối chân chính”.

Có đề bạt và có kỷ luật

Toàn quốc kháng chiến, cả năm anh em trai của gia đình gồm: Nguyễn Xuân Tái, Nguyễn Xuân Lương, Nguyễn Xuân Tước, Nguyễn Xuân Tiến và Nguyễn Xuân Phát đều theo Nhà in báo Quân đội Nhân dân lên Việt Bắc.

Năm 1958, Tạp chí Hậu cần ra đời, Nguyễn Xuân Lương được chọn làm biên tập viên của tạp chí. Trong thời gian làm biên tập viên của Tạp chí Hậu cần, ông Nguyễn Xuân Lương đã có những kỷ niệm với Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông không thể nào quên.

“Tờ Tin Hậu cần ra được mấy số, tôi nghĩ rằng tờ tin nội bộ này cấp lãnh tụ không ai chú ý đâu. Nhưng có hai số báo mà tôi phụ trách được Bác Hồ đọc. Bài thứ nhất tôi viết về tấm gương một anh chuẩn úy lái xe, giữ gìn xe tốt, bảo đảm tiết kiệm xăng. Tôi thấy Bác ghi vào đầu đề là: “Cần đề bạt” và gửi lại cho đồng chí Lê Quang Đạo - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị với lời dặn là phải tuyên truyền và đề bạt.

Bài thứ hai tôi viết phê bình một anh thượng úy pháo binh phạm khuyết điểm dùng xe công để chở gỗ tư, lại là gỗ ăn cắp. Đọc xong, Bác viết mấy chữ đề trên trang báo: “Cần kỷ luật”, rồi lại gửi cho đồng chí Lê Quang Đạo.

Đại tá Nguyễn Xuân Lương sinh năm 1919, quê gốc tại Thanh Oai, Hà Nội. Trước 1945 ông làm Chủ nhiệm Tạp chí Văn Mới và Giám đốc Nhà in Hàn Thuyên. Từ 1946, ông công tác tại NXB Quân đội Nhân dân, Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Pháo binh và Tổng cục Hậu cần.

Những kỉ niệm đó tôi thấy cảm phục vô cùng. Tờ báo của mình có cái gì đâu, chẳng qua mình giới thiệu trong phạm vi ngành của mình thôi, mà cũng là phạm vi đơn vị cơ sở, thế mà Bác vẫn quan tâm.

Đến Tạp chí Hậu cần, khi tôi đề xuất và viết mục “Có gì cần nói”, thì dù bận bao nhiêu việc, Bác vẫn đọc và vẫn có ý kiến chỉ đạo rất rõ: “Mục này mới chỉ nói có phê bình, không nói kỷ luật”.

Trong thời gian làm biên tập viên Tạp chí Hậu cần, ông Nguyễn Xuân Lương được cử đi học nghiệp vụ báo chí do Hội Nhà báo tổ chức. Một hôm, lớp học được đón Hồ Chủ tịch đến giảng bài và nói chuyện về thời gian Bác từng làm báo. Ông Nguyễn Xuân Lương bồi hồi chia sẻ:

"Đến nay hơn nửa thế kỉ mà tôi vẫn còn nhớ như in. Bác có nói rằng: “Viết cho ai? Viết như thế nào? Viết để làm gì?”. Lời Bác nói rõ như thế, đơn giản nhưng dễ vào trong đầu.

Đến đoạn nói chuyện với những anh chị em học viên, Bác kể ngày trước có đọc truyện ngắn của Lev Tolstoi (1828-1910) và Anatole France (1844-1924), thì thấy cách viết truyện của những nhà văn đấy cũng đơn giản, dễ hiểu.

 Bác mới nghĩ người ta có thể viết được như thế này, tại sao mình không viết? Thế rồi Bác bắt đầu sáng tác những truyện ngắn liên quan.

Tôi nhớ cả cách phát âm của Bác. Ví dụ chữ Anatole France thì tôi phát âm vẫn là giọng người Việt Nam nói tiếng Pháp vì trước đây tôi học ở trường Bưởi. Nhưng Bác phát âm như Tây. Nghe giọng Bác đến bây giờ tôi vẫn nhớ văng vẳng, đủ thấy nó ảnh hưởng vào tôi sâu như thế nào.

Cho nên trong cuộc đời của tôi, tôi thấy những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy cho bộ đội, thường dạy cho những người cán bộ, chúng tôi học suốt đời".

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm