| Hotline: 0983.970.780

Học nghề nông, không vì tiền

Thứ Tư 26/12/2012 , 10:04 (GMT+7)

Vừa qua, Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức & đào tạo nghề cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng mô hình hỗ trợ SX và nâng cao đời sống vật chất tinh thần tại thôn Cửa Ngòi, xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng chuyển giao kỹ thuật nuôi gà cho nông dân Vĩnh Phúc

Vừa qua, Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức & đào tạo nghề cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng mô hình hỗ trợ SX và nâng cao đời sống vật chất tinh thần tại thôn Cửa Ngòi, xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô. Đây là mô hình khá mới mẻ tại Vĩnh Phúc, bởi cán bộ dạy nghề lắng nghe những điều dân cần, dân yêu thích, lúc đó mới mở lớp để đào tạo.

Lắng nghe tâm tư

Thôn Cửa Ngòi là một vùng miền núi có 141 hộ với hơn 600 nhân khẩu. Với cách thức, cán bộ trung tâm phát phiếu điều tra xuống tận các hộ dân, trong đó có nhiều nghề như trồng trọt, chăn nuôi… để xem họ chọn những nghề gì. Sau khi thu phiếu và tổng hợp những người thích các loại nghề, cán bộ ngồi lại cùng với nông dân. Sau đó phát tài liệu cho bà còn, mỗi người một cuốn sách kỹ thuật nuôi, chăm sóc cây… rồi tiến hành mở lớp dạy.

Với phương châm người dân đăng ký nuôi cây, con thì xã bỏ tiền thuê phương tiện, còn trung tâm liên hệ đến các đơn vị cung cấp giống còn tiền người dân bỏ tiền ra mua. Cán bộ trung tâm hỗ trợ bà con quy trình kỹ thuật và có những nghề cán bộ xuống tận nơi chỉ dạy.

Ông Đường Văn Toán, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức & ĐTN cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Nội dung triển khai mô hình gồm: Mở lớp bồi dưỡng kiến thức; xây dựng bản tin khoa học kỹ thuật và nông thôn mới; mời chuyên gia (ông Lê Văn Thắng, giảng dạy chuyên đề xây dựng nếp sống văn hoá mới và ông Nguyễn Lân Hùng dạy nghề nông); mở tiếng trống học bài (19h tối từ thứ 2 đến thứ 6, đánh 1 hồi 3 tiếng trống để học viên đến lớp).

“Việc đào tạo nghề cho nông dân không chỉ trang bị tiến bộ kỹ thuật vào SX mà quan trọng là nuôi dưỡng tình yêu nghề nghiệp của họ. Bà con thích nghề gì? Đã từng làm chưa và đã thất bại chưa? Chúng tôi hỏi rất kỹ lưỡng. Kỹ thuật chỉ dạy ít mà dạy cho họ kỹ năng làm ông chủ, hướng tới SX trang trại. Chúng tôi không cứng nhắc phải dạy đủ bao nhiêu buổi, mà cho nông dân học ít, thực hành nhiều. Học như vậy bà con tiếp thu và triển khai nhanh để phát triển mô hình”, ông Toán nói.

Bên cạnh việc dạy nghề, trung tâm còn phát động phong trào vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, có 1 ngày trong tháng là ngày toàn thôn vệ sinh môi trường. Điểm nhấn của mô hình là hỗ trợ SX. Bước đầu các cây được hỗ trợ là thanh long ruột đỏ, mít Thái, bưởi Diễn, táo ngọt; các con được hỗ trợ là bồ câu, gà thịt, dúi, lợn ngoại.

Ông Lê Văn Lượng, Chủ tịch UBND xã Nhạo Sơn chia sẻ: “Xã chúng tôi lực lượng lao động dồi dào, diện tích canh tác rộng lớn nhưng tìm các ngành nghề phát triển rất khó. Được sự trợ giúp của trung tâm, bà con tìm được hướng đi phát triển kinh tế. Không những thế, mô hình đã lôi kéo người dân toàn xã học hỏi để phát triển các ngành nghề đem lại thu nhập cho các hộ gia đình”.

Cần dạy đa nghề

Thực hiện Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 23/5/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức & ĐTN cho nông dân đã mở 300 lớp với số lượng học viên trên 30.000 người. Nội dung kiến thức gồm 2 chuyên đề: Xây dựng nông thôn mới và Hướng nghiệp, tư vấn việc làm & dạy nghề cho người lao động. Dự kiến trong năm 2013, trung tâm mở thêm 400 lớp bồi dưỡng kiến thức và 70 lớp bồi dưỡng và đào tạo nghề ngắn hạn.

Liên quan đến việc cấp thẻ đào tạo nghề cho nông dân, ông Đường Văn Toán cho rằng, người dân không nên học đơn độc một nghề mà ít nhất phải học 3-4 nghề. Ví dụ như ở Vĩnh Phúc mỗi gia đình chỉ còn vài sào đất lúa, người dân cứ chăm chăm vào trồng lúa, thử hỏi nghề này có sống nổi không? Ngoài nghề chính, nông dân cần có thêm các nghề khác để kiếm thêm thu nhập. Cái quan trọng là định hướng cho bà con, trang bị cho họ kiến thức, chọn việc làm tốt, có thu nhập cao.

Chẳng hạn, như việc dạy nghề theo dạng cấp thẻ, với số tiền Nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng/người thì nên "xé" nhỏ ra làm nhiều giai đoạn. Số tiền hỗ trợ đó sẽ chia ra để dạy nhiều nghề. Người dân học nghề trồng lúa trong 1 tuần với chi phí 500.000 đồng, học thêm nghề chăn nuôi lợn nái hết khoảng 300.000 đồng. Số tiền còn lại để người dân học thêm nghề khác mà họ yêu thích.

“Có một thực trạng là nhiều nông dân đi học chỉ chăm chăm vào mỗi ngày được mấy chục ngàn hỗ trợ, kết thúc khoá học chẳng tiếp thu được nghề. Như vậy sẽ tốn tiền của Nhà nước mà dân vẫn không có nghề. Để tránh tình trạng trên, chúng ta cần tham khảo nông dân yêu nghề gì, dạy nghề đó. Học nghề không phải vì mấy chục mỗi ngày mà học phải có thật nhiều tiền”, ông Toán chia sẻ.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất