| Hotline: 0983.970.780

Học ngoại ngữ nên học luôn cả văn hóa nước đó

Thứ Ba 08/04/2014 , 13:49 (GMT+7)

Ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Ngôn ngữ là một phần của văn hóa và văn hóa được phản ánh qua ngôn ngữ.

Trong hơn mười mấy năm học tiếng Anh từ cấp 2 cho lên Đại học, tôi cảm thấy thích thú và ấn tượng nhất là môn học Văn hóa và Thể chế các nước nói tiếng Anh mà chủ yếu là Vương Quốc Anh, Mỹ và Australia.

Chương trình học giúp chúng tôi có một bức tranh khá toàn diện về thể chế chính trị của các quốc gia nói trên. Mặc dù môn học không dài, khoảng 45 tiết và chỉ có 03 tín chỉ nhưng thật sự chúng tôi được học rất nhiều điều thú vị và bổ ích về hệ thống chính trị, pháp luật, văn hóa, tín ngưỡng, v.v… của các nước.

Ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Ngôn ngữ là một phần của văn hóa và văn hóa được phản ánh qua ngôn ngữ. Chính vì vậy khi học ngoại ngữ, học viên cần được học tập về văn hóa của nước đó. Thiếu sự gắn kết trong học tập ngôn ngữ và văn hóa sẽ dẫn đến một số hiểu lầm, thậm chí là rắc rối khi giao tiếp.

Tôi có thể trích ngay một ví dụ như sau:  Đứa cháu trai của tôi học tiếng Anh liên tục trong vòng hơn 12 năm liền và được coi là một trong những người học tiếng Anh khá nhất trường, với một số thành tích của thành phố và của tỉnh. Cậu bé này rất năng động và có nhiều bạn bè ngoại quốc. Một hôm, cậu đến chơi nhà một anh người Mỹ sống ở Hà Nội.

Vừa đến nhà, cậu bé đã liên tục hỏi ngôi nhà này bạn thuê tháng bao nhiêu? Môt tháng bạn kiếm được bao nhiêu? Có đủ sống không? Bạn có đi làm thêm gì không? Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, điều đó rất bình thường, nó thể hiện sự quan tâm của người nói đối với người nghe. Thế nhưng trong văn hóa phương Tây, thì trái lại, điều đó còn gây nên sự khó chịu, thậm chí là thô lỗ. Chính những điêu tưởng chừng như đơn giản như thế đã gây hiểu lầm không đáng có trong giao tiếp thông thường.

Năm vừa rồi báo chí cũng đưa tin rất nhiều trường hợp như văn hóa buffet của người Việt Nam. “Tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng nào xấu xí như vậy. Họ chen lấn, xô đẩy và bốc thức ăn bằng tay… Thật khó có thể tin được người Việt Nam còn có văn hóa của hàng trăm năm về trước…” – đó là nhận xét của một thành viên người Australia khi nói về hiện tượng những người Việt Nam già có trẻ có khi tham gia một bữa buffet miễn phí.

Bên cạnh đó còn rất nhiều tranh ảnh người Việt Nam khi tham quan các nước lân cận như Thái Lan, Singapore và có những thái độ xấu, những tác phong không nề nếp để các nước bạn phản ánh. Hay như văn hóa mạng với nhiều anh hùng bàn phím, chỉ ngồi một chỗ và dùng những lời lẽ thô thiển làm hổ thẹn các bạn bè quốc tế và gây hình ảnh xấu tới bộ mặt giới trẻ Việt Nam. Đó cũng là hệ quả của sự thiếu chuẩn bị, dạy dỗ và giáo dục giới trẻ trên con đường hội nhập và giao lưu quốc tế.

Một tín hiệu vui cho ngành kinh tế Việt Nam trong những năm qua là ngày càng có thêm nhiều tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn đang rút vốn từ Trung Quốc đề xâm nhập vào thị trường Việt Nam như Intel, Samsung, Nokia. Song song với niềm vui đó thì việc sinh viên Việt Nam cần phải được trang bị không những Tiếng Anh mà còn văn hóa ứng xử, văn hóa doanh nghiệp, thói quen, lề lối, phong cách làm việc để mở được chìa khóa thành công trong tương lai là điều thiết yếu và phải được giáo dục ngay từ bây giờ.

Có một điều cũng đáng bàn trong khía cạnh văn hóa đó là lễ hội. Thật khó tưởng tượng khi mới chỉ hơn 10 năm trở lại đây thôi, những ngày lễ như Lễ Tình Nhân Valentine hay Lễ hội hóa trang Halloween lại rầm rộ và bùng phát hơn bao giờ hết. Đây là tín hiệu vui khi thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam ngày càng nhanh chóng tiếp thu nét đẹp văn hóa Quốc tế. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là những ngày lễ quan trọng hơn nhiều như Lễ Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh, Lễ Tạ ơn… lại chưa được biết đến nhiều hoặc nếu biết đến thì nguồn gốc, ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng trong đời sống văn hóa của người phương Tây còn ít ai được biết đến.

Cách đây vài tháng, tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ đối với 200 em sinh viên năm thứ 4 ở các chuyên ngành khác nhau tại một trường Đại học ở Hà Nội với một số câu hỏi nhỏ như sau

- “ Vì sao gọi là Lễ phục sinh?”

- "Trứng có ý nghĩa gì trong Lễ phục sinh?”

- "Tạ ơn diễn ra trong khoảng thời gian nào?”

- "Vì sao mọi người hay tặng quà nhau trong Lễ giáng sinh?”

- “Lễ giáng sinh có ý nghĩa gì?”

Đó là những câu hỏi mà theo tôi là rất đơn giản và là những câu hỏi vô cũng cơ bản. Ấy vậy mà thật bất ngờ, chỉ có 09 em trả lời chính xác tất cả các câu hỏi trên, 13 em trả lời đúng 4/5, 30 em trả lời đúng 3/5 ! Con số quả là quá thấp so với số lượng 200 em sinh viên đã và đang được học tiếng Anh trong gần 10 năm (4 năm cấp 2, 3 năm cấp 3 và gần 4 năm Đại học)!

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu chúng ta có nên đem một môn học về Văn hóa Văn minh những nước nói tiếng Anh cho sinh viên? Một chương trình học để qua đó, học viên biết ngôn ngữ họ học là từ đâu, nguồn gốc như thế nào? Đất nước đó có những tín ngưỡng gì, lễ hội ra sao? Lịch sử đất nước họ bắt nguồn từ đâu? Thể chế chính trị của họ như thế nào? Qua đó, sinh viên có một bức tranh tổng thể về cuộc sống văn hóa của con người và quốc gia họ đang theo học. Có vậy những bài học tiếng Anh mới trở nên sinh động hơn rất nhiều. Sinh viên cũng cảm thấy thích thú khi học về sự khác biệt trong văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.

Những bài học về văn hóa ứng xử hằng ngày, trong cộng đồng, trong doanh nghiệp,… thì đặc biệt quan trọng và có  ý nghĩa thiết thực cho các em, là hành trang giúp các em tự tin và hòa nhập hơn khi làm việc trong môi trường quốc tế hoặc trong khi các em học tập, nghiên cứu hoặc sinh sống ở các nước nói tiếng Anh nói riêng và các nước phương Tây nói chung.

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.