| Hotline: 0983.970.780

Học sinh bảo vệ thiên nhiên, môi trường

Thứ Sáu 16/11/2012 , 11:46 (GMT+7)

Từ ý tưởng “dùng thiên nhiên bảo vệ thiên nhiên”, nhiều học sinh THPT ở Lâm Đồng đã thí nghiệm thành công các “bài thuốc” sinh học diệt trừ hiệu quả dịch hại trên cây trồng.

Cây dã quỳ được nhiều học sinh ở Lâm Đồng phát hiện có “độc dược” diệt trừ sâu bệnh cho cây trồng

Từ ý tưởng “dùng thiên nhiên bảo vệ thiên nhiên”, nhiều học sinh THPT ở Lâm Đồng đã thí nghiệm thành công các “bài thuốc” sinh học diệt trừ hiệu quả dịch hại trên cây trồng.

Em Nguyễn Đàm Nhật Thi (lớp 11 A6, Trường THPT Đức Trọng, huyện Đức Trọng) nhận thức rằng, để bảo vệ môi trường SXNN bền vững, phải dùng thiên nhiên để nuôi dưỡng và bảo vệ thiên nhiên. Thi dùng “thiên nhiên” là lá trầu giã nhỏ, pha với rượu gạo, bơm phun trên đồng rau xanh để diệt trừ các loài sâu bệnh, bảo vệ an toàn cho người SX và bảo vệ trong lành cho môi trường.

Sau nhiều lần thí nghiệm trên nhiều chủng loại rau khác nhau, Thi đã đưa ra tỷ lệ pha chế thuốc sinh học gồm 1 lạng lá trầu, 50 ml rượu, 2 lít nước, hòa tan với nhau, phun 5 ngày một lần trên vườn rau cải ngọt, đã giảm được tình trạng sâu hại, nấm bệnh đến mức tối đa. Cây rau đạt chiều cao từ 35 - 40 cm, lá và bẹ cây to, không có nhiều lỗ thủng. Kết quả “chế phẩm” này đã đoạt giải Khuyến khích cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Lâm Đồng năm 2012".

Cuộc thi cũng đã chấm điểm giải Ba với giải pháp “Diệt ruồi vàng và bươm bướm hại quả bằng dung dịch giấm, đường chất độc sinh học từ cây dã quỳ” của học sinh Võ Thị Hồng Hạnh (lớp 11 A3) và học sinh Nguyễn Thường (lớp 12 A6) Trường THPT Đức Trọng.

Cũng với mục tiêu “dùng thiên nhiên bảo vệ thiên nhiên”, Hạnh và Thường đã pha chế dung dịch từ giấm, đường và lá cây dã quỳ giã nhỏ, sau đó đong vào trong từng chén sứ hoặc từng chai nhựa có khoét thêm 2 ô trống bên hông, đặt thành những chiếc bẫy dẫn dụ, tiêu diệt côn trùng ruồi vàng và bươm bướm gây hại cây trồng, đặc biệt là trên các loài cây ăn trái như xoài, đu đủ, chuối, vú sữa, ổi...

Với 7 thí nghiệm đã tiến hành, Hạnh và Thường đã tìm ra kết luận: Dung dịch giấm và đường hòa tan với dung dịch dã quỳ, tỷ lệ 4:1; có vị chua và ngọt, hương phát tán khá xa khi đặt ở vị trí thoáng gió, rất hấp dẫn, lôi cuốn với các loài bươm bướm, ruồi vàng và các loài côn trùng gây hại khác tìm đến rồi chết vì hút chất dung dịch “độc dược” từ cây và lá dã quỳ.

Nếu so sánh trên mỗi mét vuông, chi phí diệt côn trùng gây hại trên cây trồng ăn trái bằng phương pháp hóa học là 7.667 đồng và bằng phương pháp sinh học (giấm - đường - dã quỳ ) là 1.501 đồng.

Trong 4 giải Nhì của cuộc thi, đáng nói thêm với giải pháp “Nghiên cứu việc tạo phức chất đồng với các hợp chất glyxin và thử hoạt tính sinh học trên cây xà lách” của 3 học sinh lớp 10 Hóa 1, Trường THPT chuyên Thăng Long, TP Đà Lạt là Nguyễn Thiên Thiện Hiếu, Phạm Văn Phúc Ân và Huỳnh Thị Trang Ly.

Cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 8, năm 2012" tỉnh Lâm Đồng trao 21 giải cho 21 giải pháp, trong đó chiếm phần lớn là nhóm giải pháp “dùng thiên nhiên để bảo vệ thiên nhiên”.

Điều này chứng tỏ một lần nữa trong môi trường học đường Lâm Đồng, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên luôn luôn được học sinh quan tâm, trăn trở và khao khát được đóng góp nhiều hơn nữa công sức, trí tuệ của mình.

Với vườn xà lách trồng từ 3 - 10 ngày tuổi, giải pháp này đã tiến hành thí nghiệm 7 mẫu dung dịch bơm phức chất đồng rồi quan sát, đối chứng, xác định các mẫu dung dịch cung cấp cho người trồng sử dụng, bơm tạo cho cây xà lách phát triển đáng kể nhất, an toàn nhất, đặc biệt phải tiện lợi nhất cho việc trồng bằng phương pháp thủy canh.

Ngoài ra với giải Ba của cuộc thi, về mục tiêu “dùng thiên nhiên bảo vệ thiên nhiên” còn có giải pháp “Mô hình nâng cao nhận thức học sinh phổ thông về biến đổi khí hậu” của em Nguyễn Hoài Phương Thảo, lớp 11 Văn, Trường THPT chuyên Thăng Long.

Bằng các mô hình trực quan, các trò chơi ghép hình, các biểu đồ, các bản đồ tư duy, Thảo đã “tham mưu” cho các thầy, cô giáo có thể dùng để giảng dạy trong nhà trường hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, nâng cao ý thức trong học sinh từ cấp tiểu học đến cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông về việc chung tay ngăn chặn thực trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu…

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất