| Hotline: 0983.970.780

Hỏi đáp cùng nông dân

Thứ Năm 15/12/2011 , 10:38 (GMT+7)

Trong năm 2011, Nhà máy Phân bón Năm Sao đã thực hiện một số chương trình tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp qua sóng truyền hình của một số tỉnh. Tuy nhiên thời lượng của chương trình có hạn, một số câu hỏi của bà con chưa được giải đáp. Nhà máy Phân bón Năm Sao xin được trả lời cho bà con thông qua chuyên mục “Làm giàu cùng Phân bón Năm Sao”.

Vườn cà phê đầu mùa mưa bị vàng lá non, đầu cành chun lại, khi bẻ ra bên trong cành có màu đen. Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục? (Nguyễn Thị Hà, Eaka, Đăk Lăk, số điện thoại 0975521637).

Trả lời: Theo mô tả của bạn thì triệu chứng này có thể là do cây cà phê bị thiếu một số chất dinh dưỡng vi lượng như kẽm, bo… Thiếu kẽm, bo và các vi lượng thường xảy ra vào đầu mùa mưa vì đây là thời điểm cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh nhất (cây vừa nuôi trái vừa ra cành mới, lá mới). Thiếu vi lượng thường có biểu hiện từ lá non (ngược lại với thiếu đa lượng là thường biểu hiện từ lá già) và đầu ngọn.

Thiếu vi lượng hay gặp ở những vườn có thời gian sử dụng phân đơn lâu ngày hoặc sử dụng những loại phân bón NPK thông thường (không bổ sung trung vi lượng). Để khắc phục hiện tượng này, chúng ta cần khắc phục theo 2 hướng sau: Thứ nhất, để khắc phục hiện tượng thiếu khẩn cấp, bạn nên phun bổ sung cho cây loại phân bón lá có hàm lượng kẽm và bo cao. Thứ 2, về lâu dài, để tránh hiện tượng thiếu trung vi lượng (cho cây cà phê nói riêng và các loại cây trồng lâu năm khác nói chung), trong quá trình bón phân, bạn nên sử dụng những lọai phân bón NPK +TE, tốt nhất là nên sử dụng phân bón chuyên dùng cho cà phê.

Một số loại phân sử dụng tốt cho cây cà phê như: bón lót – NaSa Smart, kiến thiết cơ bản – NPK 20-20-15+TE, mùa khô NPK 20-5-5+7S+B2O3+TE, kinh doanh NPK 16-8-18+7S+B2O3+TE.

Bón phân chuồng cho cây cà phê với lượng như thế nào? Cách bón để có hiệu quả cao nhất? (Một bạn xem đài ở Cư Mgar, Đăk Lăk, số điện thoại 0979611857).

Trả lời: Sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho cây cà phê kết hợp với phân bón NPK là một việc cần phải làm ngay và làm thường xuyên hàng năm. Có nhiều lọai phân bón hữu cơ có thể dùng để bón cho cây như: phân chuồng, vỏ cà phê qua ủ, cây phân xanh, phân hữu cơ chế biến. Phân chuồng là nguồn phân bón hữu cơ sẵn có của hộ gia đình chăn nuôi. Tuy nhiên cần phải lưu ý là chỉ sử dụng phân chuồng đã hoai mục (đã ủ).

 Trong quá trình ủ chúng ta đã tiêu diệt được cỏ dại, một số mầm bệnh... từ chất độn chuồng hoặc từ nguồn thức ăn của gia súc. Lượng phân chuồng bón khoảng 15-20 kg/cây/đợt bón. Nếu có điều kiện bạn nên bón 2 đợt/năm vào đầu và cuối mùa mưa, còn không thì nên bón tập trung vào đầu mùa mưa.

Bón phân hữu cơ cho cây với mục đích chính là tăng độ xốp của đất cho rễ phát triển, tăng khả năng giữ nước giữ phân bón của đất, giảm thất thoát phân bón do bay hơi và rửa trôi, nâng cao hiệu lực của phân bón NPK, giảm phân bón hóa học, bảo vệ đất. Cây cà phê có bộ rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, đất trồng cà phê thường có độ dốc, vì vậy các lọai phân bón (hữu cơ và vô cơ) bà con nên bón theo gốc (có làm bồn, lấp phân nhưng hạn chế tối đa làm tổn thương bộ rễ).

“Ngày 19 tháng 12 năm 2011, Nhà máy phân bón Năm Sao kết hợp với Đài Phát thanh- truyền hình Đăk Lăk, Viện Nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk thực hiện chương trình tọa đàm trực tiếp tư vấn kỹ thuật cho bà con nông dân. Trong thời gian diễn ra chương trình từ 20h30 – 21h30, các nhà khoa học sẽ hướng dẫn cho bà con kỹ thuật "Chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch". Kính mời bà con theo dõi và tham gia chương trình trên sóng của đài truyền hình Đăk Lăk”.

 

 

 

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

VMC Việt Nam với mục tiêu trở thành nhà sản xuất thuốc thú y chuyên nghiệp cho gia cầm tại thị trường Việt Nam

Trong hành trình 20 năm (24/4/2004 - 24/4/2024), từ một doanh nghiệp phân phối, VMC Việt Nam vươn lên trở thành nhà sản xuất thuốc thú y nội địa có chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.