| Hotline: 0983.970.780

Hội hoa xuân Trâu Quỳ

Thứ Hai 02/02/2015 , 09:20 (GMT+7)

Một điểm rất thú vị tại hội chợ hoa xuân Ất Mùi, đó là khách tham quan được trực tiếp chứng kiến quy trình để SX ra những loại hoa, các công nghệ tiên tiến nhất trong SX hoa...

Quy tụ gần 100 gian hàng với cả nghìn loại hoa mà trong đó 90% sản phẩm được nhân nuôi, SX tại Việt Nam. Đến hội chợ Hoa xuân Ất Mùi 2015 do Viện Nghiên cứu rau quả và UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) tổ chức, du khách không chỉ được ngắm, xem, mua mà còn được các kỹ sư, nhà khoa học giải đáp mọi câu hỏi về hoa.

Theo TS Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ, trong những năm gần đây, ngành hoa của Việt Nam đạt được khá nhiều thành tựu khi nghiên cứu, nhân nuôi thành công nhiều giống hoa mới, trong đó có rất nhiều giống hoa mà trước đây gần như Việt Nam phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.

Trước đây, mỗi dịp Tết đến xuân về, Viện Nghiên cứu rau quả chỉ mang một số sản phẩm ra trưng bày tại cổng Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, năm nay Viện đã SX thành công rất nhiều giống hoa mới như lay ơn, hồ điệp, phong lan, hoa ly, địa lan… nên mong muốn tổ chức một hội chợ hoa hoành tráng. 

Đây là nơi quảng bá, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp và những người nông dân tiên phong.

“Trước đây những nhà khoa học như chúng tôi chủ yếu tập trung làm chuyên môn và nghiên cứu nên nhiều khi sản phẩm làm ra rất tốt nhưng được ít người biết tới. Thấy khu đất trống trước cửa UBND huyện Gia Lâm chưa sử dụng tới, chúng tôi có liên hệ và đặt vấn đề với lãnh đạo huyện biến khu đất đó thành một vùng SX hoa.

Sau sự kiện hội chợ hoa lần này, Viện Nghiên cứu rau quả và UBND huyện Gia Lâm kỳ vọng sẽ biến khu vực rộng hàng chục ha ấy thành khu nông nghiệp công nghệ cao, là địa điểm tham quan, chụp ảnh, nghiên cứu về hoa cho người dân Thủ đô và các vùng lân cận”, TS Đặng Văn Đông tâm sự.

Khác với những hội chợ hoa xuân thường thấy hàng năm, hội chợ hoa xuân Ất Mùi 2015 do Viện Nghiên cứu rau quả và UBND huyện Gia Lâm tổ chức lần này có rất nhiều điểm mới lạ cần được tuyên dương và khuyến khích.

Hội chợ hoa xuân Ất Mùi do Viện Nghiên cứu rau quả và UBND huyện Gia Lâm đồng tổ chức sẽ khai mạc chiều ngày 3/2 tại khu 31 ha, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm và kéo dài đến hết ngày 17/2 với sự tham gia của gần 100 gian hàng và hàng trăm loại hoa vô cùng phong phú.
Bên cạnh trưng bày, bán các sản phẩm về hoa tại hội chợ còn diễn ra rất nhiều sự kiện vui nhộn khác như đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ, trình diễn, bình tuyển hoa lily, hoa lan hồ điệp.

Đầu tiên đó là sự liên kết của 4 nhà gồm: Nhà nước là UBND huyện Gia Lâm đã đứng ra tạo điều kiện về mặt bằng, con người, cơ chế, chính sách để Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức một hội chợ hoa vô cùng ý nghĩa;

Với nhà khoa học, thay vì chỉ cặm cụi nghiên cứu, nay Viện Nghiên cứu rau quả tiên phong đi trước đứng ra phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức một hội chợ hoa nhằm quảng bá những sản phẩm do chính mình làm ra hoàn toàn toàn bằng xã hội hóa;

Với nhà doanh nghiệp, tham dự tại hội chợ hoa này các nhà doanh nghiệp sẽ nhìn thấy rất nhiều cơ hội đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao bởi chỉ cách đây không lâu, khu trưng bày hoa lộng lẫy này chính là một bãi đất hoang cho cỏ mọc;

Và cuối cùng là người nông dân, đây chính là cơ hội để quảng bá sản phẩm và đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm về trồng và chăm sóc hoa do các nhà khoa học hàng đầu về hoa của cả nước tư vấn, giúp đỡ.

Một điểm rất thú vị tại hội chợ hoa xuân Ất Mùi, đó là khách tham quan được trực tiếp chứng kiến quy trình để SX ra những loại hoa, các công nghệ tiên tiến nhất trong SX hoa hiện nay như công nghệ phun, tưới, điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ…

Đặc biệt, có tới 50% lượng hoa trưng bày tại hội chợ là được SX ngay tại chỗ trước sự chứng kiến của du khách.

Chính vì các sản phẩm đều do chính các nhà khoa học và người nông dân làm ra nên hoa, cây cảnh được bày bán tại hội chợ do Viện Nghiên cứu rau quả và UBND huyện Gia Lâm tổ chức chỉ có giá bán bằng 70 - 80% so với các sản phẩm hoa cùng loại trên thị trường. 

Chưa hết, tại hội chợ có các nhà khoa học sẽ giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp, người nông dân về quy trình trồng và chăm sóc các loại hoa. Ngoài ra, du khách còn được tư vấn miễn phí cách chăm sóc, bảo quản hoa tốt nhất trong những ngày Tết.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm