| Hotline: 0983.970.780

Hội kín 'Ka Klux Klan' và 150 năm chia rẽ trong lòng nước Mỹ

Thứ Năm 17/08/2017 , 11:10 (GMT+7)

Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865) đã kết thúc hơn 150 năm, nhưng di chứng của nó vẫn tồn tại và hiện hữu tới tận thời điểm hiện nay. Trải qua nhiều đời Tổng thống, phân biệt sắc tộc, kỳ thị giữa hai miền nam-bắc vẫn là vết hằn khó phai.

16-18-18_nh_bi_chinh_1
Bạo loạn do phân biệt sắc tộc ở Charlottesville, Virginia (Mỹ)

Ngày 16/8, Reuters đưa tin Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích cả hai phe trong vụ bạo loạn ở thành phố Charlottesville, bang Virginia. Đụng độ xảy ra giữa phe theo chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng và phe chống phân biệt chủng tộc đã khiến 1 phụ nữ 32 tuổi thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương.

Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đăng tải trên trang cá nhân lời trích dẫn nội dung cuốn tự truyện “Đường dài tới tự do” của cố tổng thống Nam Phi Nelson Maldela: “Không ai bẩm sinh đã thù ghét người khác vì màu da, địa vị hay tôn giáo của họ. Người ta phải học cách ghét. Mà khi đã học được cách ghét, họ sẽ học được cách yêu. Tình yêu luôn đến với trái tim tự nhiên hơn là thù hận”.

Ông Obama đăng tải dòng twitt trên với bức ảnh ông đứng ngoài cửa sổ một căn nhà thuộc cơ sở chăm sóc trẻ em ban ngày ở Bethesda, bang Maryland năm 2011. Cựu Tổng thống Mỹ cười rất tươi với các em bé, đủ màu da, ở phía trong. Đã có 2,8 triệu lượt người thích, hơn 1,1 triệu chia sẻ và hàng chục nghìn nhận xét dưới thông điệp ông Obama đưa ra.

Theo AFP, cuộc bạo loạn ở Charlottesville, xảy ra hôm 12/8 khi những người ủng hộ chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng tấn công những người phản đối chế độ nô lệ. Vụ việc bắt nguồn khi tại đây, khi chính quyền có ý định đập bỏ bức tượng tướng Robert Lee, Tư lệnh liên minh miền nam trong cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865), vốn không muốn xoá bỏ chế độ nô lệ và giải phóng người da màu. Lý do đưa ra, bức tượng có thể là biểu tượng cho chủ nghĩa phân biệt sắc tộc, giai đoạn nô lệ ở Mỹ trong quá khứ. Tuy nhiên, ý định của chính quyền vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhóm cực hữu.

Trải qua hơn 150 năm, cuộc nội chiến Mỹ dù kết thúc nhưng vẫn để lại những vết hằn và sự chia rẽ trong lòng người dân nước Mỹ. Tại rất nhiều nơi, xung đột vẫn nổ ra giữa những người từng ủng hộ và có cảm tình với Liên minh miền nam, với chính quyền mới. Từ cuộc nội chiến, nhiều nhóm cực hữu ở Mỹ đã ra đời. Trong số này, phổ biến phải nhắc tới Ka Klux Klan, vốn kỳ thị người da đen, phản đối giải phóng nô lệ trong giai đoạn nội chiến.

Từ những tổ chức mang tính chất hội kín, Ka Klux Klan (gọi tắt là KKK) đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, với quy mô và phương thức hoạt động cũng có nhiều thay đổi. Theo một thống kê năm 2016, hiện có khoảng 130 nhóm KKK trên cả nước Mỹ, với số thành viên ước tính từ 5.000-8.000. Một số thành viên KKK từng bị kết tội giết người. Chính quyền nhiều bang ở Mỹ đã liệt kê KKK là tổ chức khủng bố.

Theo AFP, có lịch sử nhằm vào người da đen ở Mỹ, nhưng KKK hiện nay đã có xu hướng công kích cả người Do thái nhập cư, người đồng tính nam và nữ. Thậm chí gần đây, KKK còn tấn công cả người Công giáo. Trong thông điệp phát đi hôm qua, Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích cả “các tổ chức cực tả và cực hữu, các tổ chức phát xít mới” đã gây nên vụ việc đáng xấu hổ ở Virginia. Trước đó, ông Trump đã vấp phải chỉ trích từ đảng Dân chủ và các thành viên đảng Cộng hoà vì đưa ra phản ứng quá chậm liên quan tới vụ việc.

Bất chấp những nỗ lực của chính quyền, KKK và nhiều tổ chức cực hữu khác vẫn hoạt động, gây nên tình trạng chia rẽ nặng nề tại nhiều bang ở nước Mỹ.

(Theo AFP, Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.