| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị giao ban đề án đào tạo nghề cho LĐNT: Kéo DN cùng vào cuộc

Thứ Sáu 09/07/2010 , 12:37 (GMT+7)

Hôm qua (8/6), Hội nghị giao ban thực hiện đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 đã diễn ra tại TP Nam Định, tỉnh Nam Định. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, ngoài ra còn có sự hiện diện của đại diện Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Công thương…và các địa phương từ Đà Nẵng trở ra. 

THÍ ĐIỂM CẤP THẺ HỌC NGHỀ NÔNG NGHIỆP

Mở đầu hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân báo cáo về công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các giải pháp, hoạt động của đề án, các vướng mắc trong thời gian qua. Trong đó, Bộ trưởng Kim Ngân đặc biệt nhấn mạnh đến việc các địa phương còn khá lúng túng, chưa đồng bộ trong công tác triển khai đề án, dự thảo Đề án đến năm 2020 của một số địa phương chưa sát với hướng dẫn của TW. Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH cũng nêu ra những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung cho những tháng còn lại của năm 2010.

Đối với các Bộ, ngành TW cũng như các tỉnh, thành phải khẩn trương hoàn thành việc ban hành văn bản pháp quy để hướng dẫn triển khai đề án; chú trọng vào công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT thông qua báo chí, phương tiện thông tin; điều tra, khảo sát và xây dựng đề án, rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề cho LĐNT; hoàn thành chương trình, giáo trình, học liệu, thiết bị đào tạo, tổ chức đào tạo cán bộ, giáo viên…Ngoài ra, các tỉnh, thành phải dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT để làm cơ sở xây dựng đề án; triển khai có hiệu quả mô hình thí điểm dạy nghề trên địa bàn và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề cho LĐNT đến năm 2020

 Về phía Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, kế hoạch 6 tháng cuối năm Bộ sẽ tập trung ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến 2020; hoàn thành việc xây dựng chương trình, tài liệu dạy các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý, phát hành, sử dụng thí điểm Thẻ học nghề nông nghiệp; tiến hành thí điểm triển khai hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho LĐNT tại 2 tỉnh Thanh Hoá và Bến Tre đồng thời kiểm tra, giám sát tình hình đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT tại các địa phương.

PHẢI XẮN TAY VÀO CUỘC

Ngoài ra, hội nghị còn lắng nghe những báo cáo điển hình từ đại diện các Bộ, Sở, các địa phương, các hiệp hội, các DN, TCty. Sự tham gia trao đổi, thảo luận của các đơn vị này đã cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm cho hội nghị. Nhiều ĐB khẳng định, chúng ta không thể lý thuyết mãi với câu nói: "Trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì" với những người nông dân đang rất cần nghề lúc này. Theo đó, phải chỉ rõ cho họ học nghề là con đường duy nhất để thay đổi năng suất, chất lượng LĐNT.

Nằm trong chương trình thực hiện đề án, tại hội nghị đã diễn ra 9 lễ ký kết giữa các DN và địa phương về việc đào tạo nghề cho LĐNT. Theo đó, các DN hàng đầu sẽ chịu trách nhiệm đào tạo nghề cho hơn 6.000 lao động trở nên thành thạo nghề ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những địa phương ký kết ban đầu với các DN bao gồm: Thanh Hoá, Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Trị…Theo đánh giá của BCĐ TW đây là bước khởi đầu rất thuận lợi của đề án.
TCty May 10, TCty thuốc lá Việt Nam, Hội Làm vườn Việt Nam…cũng đề xuất nhiều chính sách thí điểm đào tạo nghề cho LĐNT. Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Quang Quý cho rằng, sự vào cuộc của các DN, hiệp hội, làng nghề chứng tỏ các đơn vị này đã nhận thức được trách nhiệm đối với đất nước, là tín hiệu đáng mừng cho tương lai dạy nghề LĐNT. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhận, Trưởng BCĐ TW đề án đào tạo nghề cho LĐNT đã chỉ đạo các Bộ ngành và địa phương cần xắn tay vào cuộc ngay từ đầu. Theo Phó Thủ tướng những đầu việc cần phải giải quyết dứt điểm ngay như thành lập Bộ tiêu chí gồm khoảng 10-15 chỉ tiêu đánh giá mức độ triển khai ở các địa phương và chấm điểm. Hàng tháng, hàng quý sẽ gửi kết quả trực tiếp cho các Chủ tịch tỉnh để họ biết rằng địa phương mình đang đứng ở đâu trong quá trình thực hiện. Thành lập tổ Thông tin truyền thông của BCĐ đề án, rà soát lại các Bộ ngành, các cơ quan liên quan nắm giữ thông tin về đề án và tìm cách chuyển tải hiệu quả nhất đến người dân. Phải giao ban định kỳ và đi thực tế kiểm tra nhằm nắm bắt được tiến độ triển khai của đề án…Tất cả các mục tiêu trên đều phải hoàn thành trong tháng 7.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất