| Hotline: 0983.970.780

Hội Nhà văn nhùng nhằng chuyện tác quyền

Thứ Tư 16/11/2011 , 10:04 (GMT+7)

Nhiều người trong giới cầm bút cảm thấy dở khóc dở cười khi nhận được thư ngỏ của Trung tâm Quyền tác giả văn học VN về việc… ký lại hợp đồng ủy thác.

Ảnh mang tính minh họa
Nhiều người trong giới cầm bút cảm thấy dở khóc dở cười khi nhận được thư ngỏ của Trung tâm Quyền tác giả văn học VN về việc… ký lại hợp đồng ủy thác.

Lý do được đưa ra nghe khá phiêu lưu: Trung tâm vừa mới thay giám đốc! Kỳ lạ, thay đổi nhân sự ở Trung tâm, sao lại liên quan đến… hợp đồng nhỉ? Hầu hết các tác giả đều bán tín bán nghi, nghĩ rằng có thể có sự nhầm lẫn nào đó.

Ai dè, trên báo Văn Nghệ - cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Nhà văn VN cũng cho in thư ngỏ của người vừa nhận chức giám đốc Trung tâm Quyền tác giả văn học VN là nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Như vậy, đây thực sự là một vụ nhùng nhằng khó hiểu.

Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam trực thuộc Hội Nhà văn VN được Bộ Nội vụ cho phép thành lập ngày 25/8/2004. Trung tâm ra đời và hoạt động nhằm mục đích thực hiện công tác bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học của các thành viên Hội Nhà văn và công dân Việt Nam có tác phẩm văn học. Rất nhiều tác giả đã ký hợp đồng ủy thác cho Trung tâm vì uy tín nghề nghiệp của Hội Nhà văn VN. Thế nhưng, chính Hội Nhà văn VN cũng không có khả năng giải quyết rắc rối nội bộ thì làm sao đứng ra gánh vác trách nhiệm bảo vệ tác quyền dùm người khác?

Theo thư ngỏ của Trung tâm Quyền tác giả văn học VN thì nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến - Giám đốc đơn vị này có quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/7/2011. Giám đốc thay thế là nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ nhận chức từ ngày 8/8/2011.

Thư ngỏ nhấn mạnh khá khẩn thiết: “Có một thực tế là ban lãnh đạo khi tiếp quản Trung tâm đã gặp nhiều khó khăn do nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến nghỉ hưu theo chế độ nhưng không bàn giao toàn bộ  hợp đồng uỷ thác của 890 nhà văn trên toàn quốc đã ký với Trung tâm trong khoảng 5 năm qua cùng với sổ sách chứng từ thu chi trong việc đòi tác quyền cho nhà văn. Việc mang theo những thư mời ủy thác và văn bản cụ thể số kinh phí đã thu được, số tiền đã chi trả theo quy định cho nhà văn thời gian đương nhiệm khi không còn làm việc tại Trung tâm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của nhà văn, vì nhà thơ Đoàn thị Lam Luyến không còn tư cách pháp nhân tại Trung tâm do Hội Nhà văn quản lý”.

Quả thật, khi nguyên nhân được phơi bày thì những tác giả chỉ biết… chưng hửng. Lâu nay Trung tâm Quyền tác giả văn học VN hoạt động không theo một cơ chế giám sát hoặc quản lý nào à? Tại sao lại có chuyện giám đốc cũ không bàn giao hồ sơ nghiệp vụ, mà giám đốc mới lại đi kêu cứu khản giọng như vậy? 890 hợp đồng ủy thác đã ký thuộc về tổ chức của Hội Nhà văn VN, hay thuộc về cá nhân của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến? Thử hỏi, số tiền tác quyền thu được mấy năm qua là bao nhiêu và đang ở đâu? Ký lại hợp đồng ủy thác mới, nghĩa là hợp đồng ủy thác cũ vô hiệu ư?

Có quá nhiều thắc mắc xung quanh sự lộn xộn tại Trung tâm Quyền tác giả văn học VN, mà các tác giả chưa nhận được câu trả lời nào thỏa đáng. Chỉ thấy giám đốc mới hứa hẹn “ban lãnh đạo Trung tâm sẽ làm việc một cách chuyên nghiệp, tuân thủ luật pháp nhằm đạt được thành công trong việc bảo vệ quyền tác giả cho nhà văn”. Miệng lưỡi uy nghiêm nhỉ? Trung tâm “sẽ làm việc một cách chuyên nghiệp”, nghĩa là Trung tâm đã làm việc một cách nghiệp dư? Ai chịu trách nhiệm về sự nghiệp dư ấy?

Hợp đồng ủy thác chứ có phải trò đùa đâu, mà bỏ đi làm lại đơn giản vậy? Không lẽ cứ mỗi lần thay giám đốc thì lại đổi hợp đồng ủy thác nữa chăng? Nếu khẳng định, giám đốc cũ không đáng tin cậy, thì liệu giám đốc mới có đáng tin cậy không? Trung tâm Quyền tác giả văn học VN đường bệ như thế, sao lại bị ứng xử như một cái bánh mà người trước giấu đi thì người sau đứng… ngó và la làng?

Văn chương ngày càng mất giá, tác giả ngày càng chán nản, ít nhiều vì những sự nhùng nhằng kiểu Trung tâm Quyền tác giả văn học VN!

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm