| Hotline: 0983.970.780

Hội thảo về thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Tư 30/01/2013 , 10:32 (GMT+7)

Hội thảo ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, cơ quan có liên quan và lãnh đạo địa phương để điều chỉnh, xác định các dự án ưu tiên.

Ngày 28/1/2013, tại TP Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Kỹ thuật về thích ứng BĐKH cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL” do Bộ NN-PTNT phối hợp cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức, với sự tham dự của đại diện các viện nghiên cứu, trường ĐH và lãnh đạo UBND, Sở NN-PTNT 7 tỉnh, TP ven biển vùng ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang).

Hội thảo ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, cơ quan có liên quan và lãnh đạo địa phương để điều chỉnh, xác định các dự án ưu tiên. Đến nay, sau hơn một năm các nhóm tham vấn làm việc, nghiên cứu, dự án thích ứng với BĐKH vùng ven biển ĐBSCL (CCAP-MD) nhằm mục tiêu tìm ra các giải pháp thích ứng với BĐKH.

Dự án tập trung vào tiến hành dự báo và đánh giá cac tác động củ BĐKH (trung hạn tới dài hạn 2020 - 2050); xây dựng quy hoạch tổng thể thích ứng với BĐKH và dựa vào đó để kiến nghị các kế hoạch về dự án ưu tiên và thông qua các hoạt động của dự án, khả năng về quy hoạch và thực hiẹn các dự án thích ứng với BĐKH cho phát triển NN-NT.

Tổng diện tích của vùng dự án 24.631 km2, chiếm khoảng 60% diện tích vùng ĐBSCL và có hơn 9 triệu dân. Đến nay dự án quy hoạch tổng thể lựa chọn được 9 dự án vào danh sách ưu tiên dài và sau đó kiến nghị 4 dự án vào danh sách ưu tiên ngắn, trong đó có 2 dự án công trình và 2 dự án phi công trình.

Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Dự án quản lý thủy lợi phục vụ PTNT ĐBSCL (WB6) với các cơ quan ngành thủy lợi, Trung tâm Nước sạch - VSMTNT các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, nhằm theo dõi tình hình thực hiện dự án, kế hoạch vốn và giải ngân năm 2013.

Dự án thực hiện trong 6 năm (từ 7/10/2011 đến 30/9/2016), với tổng vốn đầu tư 4.352 tỷ VNĐ tương đương 210,342 triệu USD, trong đó vốn vay WB 160 triệu USD, vốn đối ứng Trung ương 21,542 triệu USD, và đối ứng địa phương: 28,8 triệu USD.

Đây là dự án mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và nâng cao việc sử dụng nguồn nước ở vùng ĐBSCL theo hướng tổng hợp nhằm duy trì lợi ích sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống, tạo điều kiện tiếp cận nguồn cung cấp nước, vệ sinh cho người dân vùng nông thôn.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất