| Hotline: 0983.970.780

Hơn 1 triệu nông dân ứng dụng SRI

Thứ Sáu 21/10/2011 , 10:38 (GMT+7)

Phương pháp canh tác này có hiệu quả vượt trội so với phương pháp truyền thống, lượng giống giảm từ 70 – 90%, lượng phân đạm giảm từ 20 – 50%, năng suất trung bình tăng từ 10 – 15%.

Một ruộng lúa ứng dụng phương thức canh tác theo SRI tại Đông Anh (Hà Nội)

Ngày 18/10/2011, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) cùng các tổ chức trong và ngoài nước đã long trọng tổ chức chương trình chào mừng sự kiện 1 triệu nông dân Việt Nam áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI). 

Phương thức canh tác lúa theo hệ thống thâm canh cải tiến (System of Rice Intensification – SRI) có nguyên tắc cơ bản là không thường xuyên giữ nước ở chân ruộng như cách trồng lúa nước truyền thống, làm giảm thiểu lượng khí thải độc hại thoát ra từ đồng ruộng. Đồng thời, phương thức này cũng giúp cây lúa mọc khỏe và cho năng suất cao, tiết kiệm giống, tiết kiệm nước tưới, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng nghĩa với việc giảm chi phí đầu tư cho nông dân.  

Về kỹ thuật, ứng dụng SRI phải tuân theo 5 nguyên tắc cơ bản đó là: cấy mạ non; cấy một dảnh, cấy thưa; quản lí nước theo cách tưới và rút nước chân ruộng theo từng giai đoạn; làm cỏ sục bùn và tăng cường bón phân hữu cơ.

Tại Việt Nam, SRI được Chương trình quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) Quốc gia và Cục BVTV bắt đầu triển khai hướng dẫn cho nông dân tại các tỉnh miền Bắc từ năm 2003. Trong giai đoạn 2003 – 2004, SRI mới chỉ được áp dụng mang tính thử nghiệm tại một số địa phương ở Hòa Bình, Hà Nội và Quảng Nam. Kết quả cho thấy, nông dân ở các địa phương này hoàn toàn có khả năng ứng dụng SRI.  

Năm 2005, Cục BVTV đã xây dựng quy trình kỹ thuật áp dụng SRI cho những điều kiện canh tác khác nhau và phổ biến rộng rãi để các tỉnh áp dụng. Từ năm 2004 – 2006, SRI đã được áp dụng với quy mô từ 2 – 5 hecta ở 12 tỉnh thành miền Bắc (Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An…).  

Kết quả cho thấy, phương pháp canh tác này có hiệu quả vượt trội so với phương pháp truyền thống, đó là lượng giống giảm từ 70 – 90%, lượng phân đạm giảm từ 20 – 50%, năng suất trung bình tăng từ 10 – 15%. Đặc biệt, các diện tích lúa canh tác theo SRI đã ngăn chặn hoặc giảm thiểu rất hiệu quả đối với các dịch hại trên lúa như: ốc bươu vàng, khô vằn, bệnh nghẹt rễ. Đồng thời, cây lúa phát triển khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt.

Năm 2007, được sự hỗ trợ của tổ chức OXFAM (Ủy ban Cứu trợ Nạn đói của Oxford), Việt Nam đã áp dụng thành công mô hình “Cộng đồng ứng dụng SRI” trên quy mô toàn xã Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) với diện tích hơn 170 hecta. Từ kết quả rất tốt của mô hình này, ngày 15/10/2007, Bộ NN-PTNT đã có quyết định công nhận SRI là một tiến bộ kỹ thuật trong canh tác. 

Từ năm 2007 đến nay, với sự tài trợ và hợp tác của nhiều tổ chức, cơ quan nghiên cứu phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước…, việc ứng dụng SRI trong cộng đồng nông dân trồng lúa của Việt Nam đã không ngừng được mở rộng và được nông dân nhiệt tình hưởng ứng.  

Theo thống kê đến vụ ĐX năm 2011, Việt Nam đã có hơn 1 triệu nông dân (trong đó gần 70% là nữ) ở 22 tỉnh thành ở miền Bắc áp dụng SRI, với tổng diện tích lúa được canh tác theo phương thức này là hơn 185 nghìn hecta. Mặc dù diện tích lúa ứng dụng SRI mới chỉ đạt tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 2%) trong tổng diện tích lúa của cả nước, song với chương trình mang tính chất thay đổi ý thức cộng đồng mang tính dài hơi như SRI, thì kết quả này là một thành công rất lớn.  

Sự kiện 1 triệu nông dân Việt Nam ứng dụng SRI vừa qua đã được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và đánh giá cao về nỗ lực của Việt Nam, đặc biệt là ở khía cạnh bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm