| Hotline: 0983.970.780

Hơn 10 nghìn lượt khách tới Craft Viet 2014

Thứ Ba 16/09/2014 , 09:35 (GMT+7)

Sau 5 ngày diễn ra, ngày 15/9, Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ X – Craft Viet 2014 đã kết thúc thành công với hơn 10 nghìn lượt khách tham quan, giao dịch./ Khai mạc Craft Viet 2014

* Doanh thu trực tiếp trên 20 tỉ đồng

Với chủ đề “Phát triển làng nghề bền vững gắn với xây dựng NTM”, Craft Viet 2014 là sự kiện XTTM quan trọng của ngành nông nghiệp trong năm 2014, nhằm tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm của các làng nghề VN; khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công; kêu gọi, thu hút đầu tư...

Hội chợ có quy mô hơn 300 gian hàng của 160 đơn vị, DN tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm gồm đông đảo các làng nghề, hiệp hội, HTX, DN, cơ sở SX, dịch vụ phục vụ nông nghiệp nông thôn của các tỉnh trên cả nước.

Các đơn vị tham gia tham gia đã đem đến Hội chợ nhiều mặt hàng đặc sắc tinh xảo, phong phú về chủng loại hình thức, nhiều sản phẩm đoạt giải cao trong các hội thi sản phẩm thủ công VN. Các sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm như: Đồ đá, gỗ mỹ nghệ Đắk Lắk; đồ gỗ điêu khắc Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội; gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh, Nam Định; sản phẩm làm từ luồng, chiếu cói Thanh Hoá; sừng, lụa Hà Nội, Hà Nam...

Nhiều địa phương cũng đem đến Hội chợ các mặt hàng mang tính chất đặc sản vùng miền như: Ổi không hạt, bưởi da xanh - Tiền Giang; thuỷ sản tươi - Bà Rịa Vũng Tàu; nước mắm, thuỷ sản khô - Phan Thiết, Bình Thuận; mít ruột đỏ Malaysia; mít siêu sớm Thái Lan; xoài bốn mùa...

Theo BTC, sau 5 ngày diễn ra, Hội chợ ước thu hút hơn 10 nghìn lượt khách tham quan, trong đó có 40 đoàn đại biểu là chủ DN, trang trại, chủ nhiệm HTX và đại diện nông dân tiêu biểu của các tỉnh.

Ngoài ra, Hội chợ còn thu hút được đông đảo doanh nhân, nhân dân Thủ đô, học sinh – sinh viên các trường ĐH tới tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm và tham gia các hoạt động. Nhiều đơn vị đã tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tiêu biểu như sản phẩm chế tác từ gỗ lũa Ngọc Am (Hà Giang); chiếu cói Đồng Tháp; nông sản, thực phẩm của Nghệ An, Bắc Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Thuận...

Theo BTC, doanh thu bán hàng trực tiếp tại Hội chợ của các đơn vị, DN ước đạt trên 20 tỷ đồng và đã có nhiều thoả thuận, hợp đồng hứa hẹn được ký kết sau khi kết thúc Hội chợ.

Trong khuôn khổ Hội chợ, BTC phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức thành công Hội thảo chuyên đề “Vai trò của HTX tham gia chuỗi giá trị trong liên kết SX”. Hội thảo đã thu hút hơn 300 đại biểu là các nhà quản lý nông nghiệp, các DN, HTX và nông dân tham dự và tham luận.

Đến tham gia Hội chợ, khách tham quan đánh giá cao khi được thưởng thức các chương trình nghệ thuật văn hóa văn nghệ. BTC phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng đã tổ chức khu không gian văn hóa, ẩm thực 3 miền như: Hội thi mâm cơm truyền thống 3 miền, lễ hội múa và biểu diễn cồng chiêng của người Mường, biểu diễn nghệ thuật ca trù, giao lưu thư pháp...

Chương trình trình chế tác một số sản phẩm thủ công tiêu biểu tại Hội chợ cũng nhận được nhiều sự quan tâm của khách tham quan.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm