| Hotline: 0983.970.780

Hơn 27.000 người dân Sóc Trăng hưởng lợi từ dự án của ActionAid Việt Nam

Thứ Bảy 22/10/2016 , 13:35 (GMT+7)

Chương trình Hỗ trợ Phát triển do ActionAid Việt Nam (tổ chức quốc tế chống đói nghèo) tài trợ vừa được bàn giao lại cho chính quyền và người dân địa phương.

14-54-14_dscn3003
Nhân viên Dự án của ActionAid Việt Nam hướng dẫn trực tiếp bà con kỹ thuật nuôi và quản lý, chăm sóc tôm càng xanh trên ruộng lúa
 

Chương trình Hỗ trợ Phát triển do ActionAid Việt Nam (tổ chức quốc tế chống đói nghèo) tài trợ cho hơn 27.000 người dân tại ba xã Tân Hưng, Tân Thạnh và Châu Khánh (huyện Long Phú – Sóc Trăng) vừa được bàn giao lại cho chính quyền và người dân địa phương.

Sau hơn 10 năm cùng đồng hành phát triển, với tổng số tiền tài trợ hơn 18 tỷ đồng, ActionAid Việt Nam đã cùng với chính quyền, các cơ quan ban ngành địa phương tại huyện Long Phú triển khai rất nhiều hoạt động thiết thực, đáp ứng những nhu cầu cụ thể của người dân.

Các hoạt động chủ yếu tập trung vào sáu lĩnh vực: phát triển các mô hình sinh kế bền vững, tăng cường bình đẳng giới và quyền phụ nữ, nâng cao điều kiện học tập và sinh hoạt của trẻ em, nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương, tập huấn kỹ năng phòng ngừa thiên tai và biến đổi khí hậu, và phòng chống HIV/AIDS.

Theo ông Lê Hồng Muôn – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Sóc Trăng: Chương trình Hỗ trợ Phát triển đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, với 23.500 lượt người được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và thực hiện các mô hình nông nghiệp và sinh kế, cũng như truyền thông về các vấn đề có liên quan nghèo đói và quyền tiếp cận đất đai, nguồn lực tự nhiên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong các xã dự án; 11.000 lượt người dân và cán bộ xã được tập huấn về chính sách pháp luật của nhà nước, kỹ năng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức đối thoại về dịch vụ công và giải trình minh bạch nhằm đẩy mạnh kinh tế xã hội của địa phương; 77.000 lượt giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý, và phụ huynh học sinh được trang bị kiến thức về quyền tiếp cận giáo dục có chất lượng, quyền trẻ em, cùng các kỹ năng mềm (cho các em học sinh) và phương pháp giảng dậy mới (cho giáo viên), mang lại những tác động tích cực cho chất lượng giáo dục tại địa phương. “Ngoài ra, Chương trình cũng giúp hơn 21.000 lượt phụ nữ, trẻ em gái và nam giới được cung cấp kiến thức và hiểu biết về bình đẳng giới và quyền phụ nữ, giúp thay đổi nhận thức về vai trò của người phụ nữ, khuyến khích họ tham gia các hoạt động cộng đồng và giảm bạo lực gia đình…” – ông Muôn nói.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm