| Hotline: 0983.970.780

Hơn 36 triệu USD một chiếc ly uống rượu

Thứ Tư 09/04/2014 , 13:10 (GMT+7)

Chỉ có dưới 20 chiếc ly như thế này còn được lưu giữ đến ngày nay, trong đó có 4 chiếc thuộc các bộ sưu tập cá nhân.

Theo sàn đấu giá Sotheby's, một chiếc ly uống rượu thời nhà Minh đã phá kỷ lục tại một cuộc đấu giá các sản phẩm sứ Trung Quốc tại Hongkong sau khi được mua với giá 36,05 triệu USD bởi nhà tài phiệt người Thượng Hải Liu Yiqian.

Chiếc ly sứ trắng nhỏ nhắn vẽ hình một đôi gà đang chăm sóc đàn gà con này được làm trong khoảng thời gian từ năm 1465 đến năm 1487, vào thời Hoàng đế Thành Hóa.

Theo sàn đấu giá, giá của chiếc ly này đã đánh bại kỷ lục 32,58 triệu USD được trả cho một chiếc bình sứ hình quả bầu thời Càn Long được đấu giá năm 2010.

Chiếc ly cũng đắt giá hơn một món đồ sứ thời nhà Minh khác là một chiếc bình men trắng xanh, được mua với giá khoảng 21,75 triệu USD.

Trả lời phóng viên sau buổi đấu giá, Nicolas Chow, phó chủ tịch sàn đấu giá Sotheby's châu Á miêu tả chiếc ly này là chiếc “chén thánh” của nghệ thuật Trung Hoa.

“Đây là một kiệt tác huyền thoại của lịch sử gốm sứ Trung Quốc. Chiếc ly này được bao quanh bởi thần thoại và hiện đã an toàn trong bộ sưu tập cá nhân của ông Liu Yiqian tại Thượng Hải,” cho hay.

Ông Liu, 50 tuổi hiện là một trong những người giàu nhất Trung Quốc và thuộc tầng lớp những người giàu mới nổi của đất nước này đi khắp thế giới để sưu tập các tác phẩm nghệ thuật. Ông Liu giàu lên nhờ tham gia vào thị trường chứng khoán Thượng Hải từ những năm 1990, và hiện nay ông đang làm chủ một tập đoàn khổng lồ kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.

Tài sản của ông Liu ước tính khoảng 1,6 tỷ USD, và ông sở hữu hai bảo tàng mang tên mình. Trước đó, ông Liu đã gây chấn động giới nghệ thuật khi mua một cuộn giấy thời nhà Tống với giá 8,2 triệu USD tại sàn đấu giá Sotheby's ở New York, mặc dù sau đó các chuyên gia nói rằng đó chỉ là đồ giả.

Theo Sotheby's, chiếc ly rượu này là đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ thời nhà Minh. Khoảng thời gian mà chiếc ly được chế tác cũng là lúc mà nghệ thuật gốm sứ đạt tới trình độ cao. Khi mua chiếc ly này, người mua nó đã mua cả sự ngưỡng mộ mà các bậc đế vương đã dành cho nó trong nhiều thế kỷ.

Chỉ có dưới 20 chiếc ly như thế này còn được lưu giữ đến ngày nay, trong đó có 4 chiếc thuộc các bộ sưu tập cá nhân. Chiếc ly được bán trong cuộc đấu giá đã trở thành chiếc ly hàng thật duy nhất có mặt ở Trung Quốc.

Hongkong đã trở thành một trong những sàn đấu giá lớn nhất thế giới bên cạnh New York và London, nhờ vào sự phát triển kinh tế bùng nổ của Trung Quốc và nhu cầu ngày càng lớn của các nhà sưu tập người Trung Quốc và châu Á.

Trong cuộc đấu giá mùa xuân của Sotheby's ở đây, rất nhiều mức giá cực lớn đã được đưa ra, và ông Nicolas Chow cho rằng đó là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế hiện tại.

Thứ Hai vừa rồi, sàn Sotheby's vừa bán một chiếc vòng cổ làm từ ngọc bích với giá 214 triệu HKD, gấp đôi so với giá ước tính và đã phá kỷ lục của các sản phẩm ngọc bích được đấu giá trên thế giới.

Vietnam+

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm