| Hotline: 0983.970.780

Hơn 5.000 người di cư đã được giải cứu trên Địa Trung Hải

Chủ Nhật 07/06/2015 , 09:03 (GMT+7)

Những người này được cứu khi đang di chuyển trên 15 con tàu lớn nhỏ khác nhau và đang ở cách bờ biển Libya 45 hải lý.

Các nguồn tin của Hải quân Italy cho biết, trong ngày 6/6, các tàu của Hải quân Italy cùng với tàu của Đức, Ireland và Anh đã cứu được tổng cộng hơn 5.000 người di cư đang lênh đênh trên các con tàu hướng đến châu Âu.

Sáng 6/6, Hải quân Italy đã vớt được hơn 2.000 người trên biển Địa Trung Hải, khi những con thuyền của họ đang ở gần đảo Sicily của Italy. Trong khi đó, trong khuôn khổ chiến dịch Triton do Liên minh châu Âu tổ chức để cứu người di cư, một tàu của Hải quân Anh cũng cứu gần 3.500 người khác, chủ yếu là đến từ các nước Bắc Phi.

Những người này được cứu khi đang di chuyển trên 15 con tàu lớn nhỏ khác nhau và đang ở cách bờ biển Libya 45 hải lý. Đây là lần đầu tiên Anh phái tàu đến cứu người trên biển. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng David Cameron đã nhiều lần khẳng định rằng Anh sẽ chỉ cứu người chứ không tiếp nhận những người di cư này mà sẽ bàn giao lại cho Italy và Hy Lạp.

Cùng ngày 6/6, cảnh sát thành phố Ragusa, thuộc đảo Sicily của Italy, đã bắt giữ 2 người gốc Bắc Phi với cáo buộc đã tổ chức một đường dây đưa người từ Bắc Phi sang Italy.

Số người di cư qua các đường dây đưa người vượt biển đến được Italy đã tăng 10% chỉ trong 5 tháng đầu năm 2015, với tốc độ này số người di cư cho đến hết năm sẽ vượt quá con số 170.000 người của năm 2014. Kể từ đầu năm nay, 1.800 người đã thiệt mạng trên biển, đặc biệt là vụ đắm tàu làm chết 800 người hồi tháng 4, trở thành một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng di cư qua Địa Trung Hải.

Tình hình đáng lo ngại đó đã thúc đẩy các nước châu Âu tăng mạnh hoạt động tìm kiếm và giải cứu trên tuyến đường biển giữa Italy và Bắc Phi. Song cho đến nay châu Âu vẫn chưa thể thống nhất được một chiến lược dài hạn để giảm tình trạng khủng hoảng di cư.

Vietnam+

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm