| Hotline: 0983.970.780

Hỗn chiến tranh suất hộ nghèo

Thứ Ba 21/12/2010 , 07:15 (GMT+7)

Chỉ xuất phát từ một ý kiến trong cuộc bình xét hộ nghèo của xóm 12 mà làng quê xã Xuân Châu (Thọ Xuân, Thanh Hóa) trở nên hỗn loạn. Cuộc ẩu đả kịch liệt giữa hai gia đình với một bên là người đưa ra ý kiến, phía kia là người bị mất hộ nghèo hiện vẫn sôi sùng sục mà chưa có dấu hiệu kết thúc.

Chỉ vì câu phát biểu trong cuộc bình xét hộ nghèo mà chồng con, cháu bà Hồng trở thành người có tội

Chỉ xuất phát từ một ý kiến trong cuộc bình xét hộ nghèo của xóm 12 mà làng quê xã Xuân Châu (Thọ Xuân, Thanh Hóa) trở nên hỗn loạn. Cuộc ẩu đả kịch liệt giữa hai gia đình với một bên là người đưa ra ý kiến, phía kia là người bị mất hộ nghèo hiện vẫn sôi sùng sục mà chưa có dấu hiệu kết thúc.

>> Náo loạn tranh suất hộ nghèo

Chúng tôi tìm tới gia đình anh Trần Văn Sơn ở thôn Bông, xã Minh Sơn (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) khi anh đang nằm dưỡng thương trong căn nhà che phên trát đất tuềnh toàng giữa lưng chừng núi. Nhắc lại cái ngày sóng gió kinh hoàng đó, mắt anh Sơn vẫn còn lộ rõ sự hoảng sợ. Do cuộc sống quá khó khăn túng bấn nên anh Sơn phải sang xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân làm thợ xây kiếm tiền nuôi vợ con. Anh Sơn còn nhớ như in hôm đó là ngày 27/11, anh đang xây nhà cho một người dân tại đây thì nghe mọi người tri hô có đánh nhau to vì tranh nhau hộ nghèo nên tò mò chạy đến xem.

Vừa đến nơi anh Sơn thấy hai tốp người "đông như quân Nguyên" lao vào chửi rủa, đấm đá nhau túi bụi, đàn ông, đàn bà đều có cả… Lúc sau, lực lượng công an đến yêu cầu tất cả mọi người trong đó có anh Sơn về trụ sở UBND xã làm việc với lý do anh có mặt ở đó. “Vừa ngồi sau xe một anh công an viên, tôi bị một nhóm thanh niên mặt mày dữ tợn chặn đường đuổi theo dùng gậy đập tới tấp khiến tay tôi bị rách máu chảy đầm đìa phải khâu năm mũi. Sau bận bị đánh oan đó tôi không dám sang bên đó làm thuê nữa vì sợ họ đánh lắm!”.

Hỏi về cuộc hỗn chiến vì tranh giành hộ nghèo vừa qua, người dân xã Xuân Châu ai cũng biết và chỉ đường cho chúng tôi vào gia đình bà Mai Thị Hồng ở xóm 12 thì mọi chuyện khắc rõ. Thấy có khách lạ, bà Hồng cẩn trọng dò xét kỹ lưỡng xem chúng tôi là ai đến đây có việc gì rồi mới cho vào nhà. Khi biết chúng tôi là phóng viên báo NNVN đến tìm hiểu về trận ẩu đả giữa gia đình bà và người hàng xóm, bà Hồng òa khóc. Bà bảo, từ hôm xảy ra chuyện đến nay bà không dám bước ra khỏi cổng vì nhiều người dọa sẽ tụt quần bà và băm làm sáu mảnh bêu ra ngoài đường chỉ vì "can tội nói nhăng nói cuội" trong cuộc họp.

Hôm đó là ngày 27/11 dương lịch, xóm 12 tổ chức bình xét hộ nghèo, đã 5h chiều mà cuộc họp vẫn chưa đâu vào đâu vì mỗi người đều đưa ra một ý kiến trong việc bình xét. Thấy vậy, bà Hồng mới mạnh dạn đứng lên phát biểu ý kiến, những gia đình nào có rừng cao su và lương hưu rồi thì thôi không đưa vào bình xét hộ nghèo nữa cho nó nhanh. Thấy ý kiến của bà hợp lý nên hầu hết mọi người đều nhất trí ủng hộ, duy chỉ có những người trong hai đối tượng trên là hậm hực.

Chiều tối hôm đó, chị Lê Thị Lý, con ông Lê Quang Động người cùng xóm sang nhà bà Hồng chửi rủa thậm tệ, cho rằng, vì ý kiến của bà Hồng mà chị gái của Lý là Lê Thị Văn bị đánh tụt từ hộ nghèo xuống hộ cận nghèo. Hai bên lời qua tiếng lại đến lúc kịch liệt thì được hàng xóm ra khuyên can nên ai về nhà nấy.

Khi đi đến nửa đường, chị Lý vô tình gặp chị Văn đi chợ về, sau một hồi giải tỏa bức xúc với nhau, hai chị em Lý, Văn quay trở lại nhà bà Hồng tiếp tục chửi rủa. Tức nước vỡ bờ, bà Hồng và cô con dâu gọi điện cho anh em, họ mạc từ khắp nơi về quyết dạy cho hai chị em nhà kia một bài học. Gia đình nhà ông Động không kém, cũng huy động toàn bộ lực lượng ra nghênh chiến khiến trận ẩu đả càng trở nên nghiêm trọng. Kết quả người bươu đầu, người xẻ tai, người rạn tay… khiến làng quê xáo trộn mất đoàn kết.

Là hộ nghèo sẽ được gì?

Do những năm gần đây, hộ nghèo được Chính phủ ưu tiên rất nhiều quyền lợi và chính sách ưu đãi như: Được làm bảo hiểm y tế miễn phí, được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng chính sách xã hội, con em đi học chuyên nghiệp sẽ được hỗ trợ học phí và một số quyền lợi khác mỗi khi năm hết Tết đến nên bà con ai cũng muốn vào hộ nghèo để hưởng lợi ích trên.

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng Công an xã Xuân Châu, ông Phạm Công Võ bảo vô cùng đáng tiếc với sự việc ở xóm 12 vừa qua, chỉ vì mất cái hộ nghèo mà hai gia đình đôi bên dòng họ trở nên thù hằn hiềm khích nhau. Ông Võ giải thích, thực chất chị Văn và chị Lý đều không đi họp bình xét hộ nghèo của xóm 12 hôm đó. Bản thân gia đình chị Văn cũng không có rừng cao su cũng như tiền lương nên rất có thể ngòi nổ của trận hỗn chiến vừa qua xuất phát từ một số gia đình nào đó có rừng cao su hay lương hưu bị ảnh hưởng bởi câu phát biểu của bà Hồng nên "mượn dao giết người".

Ông Trần Văn Lực – Chủ tịch UBND xã Xuân Châu cho biết, kết quả bình xét vừa rồi xã có 279 hộ nghèo (chiếm 19,4%), 179 hộ cận nghèo (12,4%) trên tổng số 1.440 hộ. Về cách thức triển khai xã Xuân Châu đã lập Ban Điều tra hộ nghèo và cận nghèo do chính ông chủ tịch làm trưởng ban. Tuy nhiên, Ban điều tra hộ nghèo chỉ triển khai các chương trình, kế hoạch theo quyết định của Chính phủ và Bộ LĐTB&XH, còn việc bình xét trực tiếp chủ yếu do các thôn, xóm tự tiến hành.

Câu chuyện tại Xuân Châu một lần nữa cho thấy việc các địa phương áp dụng máy móc chuẩn nghèo của Chính phủ là một trong những nguyên nhân khiến việc bình xét hộ nghèo thời gian vừa qua luôn căng như dây đàn. Theo Bộ LĐTB&XH, chuẩn nghèo của Chính phủ ban hành chỉ là mức tối thiểu để các địa phương lấy làm mốc. Từ cơ sở này, các tỉnh, thành phố có điều kiện về ngân sách có thể ban hành chuẩn nghèo riêng để áp dụng cho địa phương của mình với nguyên tắc tự cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách giảm nghèo.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm