| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác kiểm soát thú y giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

Thứ Tư 26/06/2013 , 10:23 (GMT+7)

Hành động này nhằm mục đích xiết lại tình hình kiểm soát giết mổ khá lộn xộn hiện nay ở Thủ đô.

Vừa qua, Chi cục Thú y Hà Nội đã tổ chức hội nghị ký thỏa thuận phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật. Hành động này nhằm mục đích xiết lại tình hình kiểm soát giết mổ khá lộn xộn hiện nay ở Thủ đô.

Theo ước tính, mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ từ 500- 600 tấn thịt gia súc, gia cầm, trong khi thành phố đáp ứng được 60-70% số còn lại do các địa phương khác cung cấp và nhập khẩu. Hằng ngày, có từ 150- 200 tấn gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm với nhiều hình thức vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường hàng không từ các tỉnh và cả từ nước ngoài được chuyển vào thành phố.


Hợp tác thú y sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Không kiểm dịch tại gốc, không có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thú y, thêm vào đó tình trạng giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư với cơ sở vật chất lạc hậu đã làm tăng nguy cơ tái phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi và tăng mối nguy cơ lên sức khỏe người tiêu dùng.

Sự hợp tác giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố lần này sẽ hình thành cơ chế liên lạc, chỉ đạo chung của các Sở NN-PTNT, các Chi cục Thú y. Một bộ phận tiếp nhận, trao đổi thông tin giữa các Chi cục Thú y với nhau sẽ giúp cho thông tin được kịp thời khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cung cấp kịp thời các số liệu về giấy kiểm dịch, thông báo các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn Hà Nội và từ Hà Nội đi các tỉnh.

Tại hội nghị ký kết, đại diện Chi cục Thú y các tỉnh đã hoan nghênh sáng kiến của Chi cục Thú y Hà Nội và khẳng định hợp tác trong phòng chống dịch là vô cùng quan trọng không chỉ nhằm mang lại sự an toàn về dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm cho thủ đô mà còn là động lực giúp công tác kiểm soát thú y tại các địa phương được tốt hơn, nâng cao tỷ trọng của ngành chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi của các tỉnh phát triển bền vững.

Những ký kết tại hội nghị sẽ làm tiền đề cho các tỉnh phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về quy hoạch phát triển chăn nuôi, xây dựng hệ thống các cơ sở giết mổ, trao đổi về các chính sách quản lý phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh vật nuôi, quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát chất lượng các sản phẩm chăn nuôi, đẩy mạnh quảng bá và giới thiệu các sản phẩm cung ứng cho Hà Nội, xúc tiến thương mại theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến sơ chế, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh thành.

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm