| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác phát triển dự án mắc ca tại Tây Nguyên

Thứ Sáu 31/07/2015 , 12:37 (GMT+7)

Ngày 31/7, lễ ký kết “Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển dự án mắc ca” giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Công ty cổ phần Him Lam đã diễn ra tại viện WASI - 53 Nguyễn Lương Bằng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Việc hợp tác này là một bước đi chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và triển khai Dự án mắc ca của Him Lam, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông – lâm nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên.

Theo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng và mô hình nhân rộng cho Tây Nguyên”, dự án phát triển diện tích trồng cây mắc ca của Công ty Cổ phần Him Lam sẽ tạo việc làm cho 200.000 lao động địa phương; tăng thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống lâu dài, tạo ra một bộ phận người giàu ở nông thôn. Dự án này cũng không ảnh hưởng đến cây trồng chiến lược tại địa phương như trà, cà phê vì có thể trồng xen canh; góp phần cải tạo mội trường, cung cấp lượng gỗ lớn trong tương lai lâu dài. Dự án được kỳ vọng mang lại nguồn lợi lớn cho người dân, nhà đầu tư, chính quyền địa phương.

Mục tiêu và nội dung hợp tác tập trung vào 5 vấn đề chính: (1) Xây dựng đề án phát triển cây mắc ca giai đoạn 2015 -2020, tầm nhìn 2025. (2) Ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây giống chất lượng cao. (3) Hợp tác và chuyển giao công nghệ khoa học, kỹ thuật. (4) Phối hợp quy hoạch vùng trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên. (5) Nghiên cứu chế biến thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất từ mắc ca.

Mặt khác, Him Lam cam kết hỗ trợ viện WASI trong công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực góp phần xây dựng WASI trở thành một đơn vị sự nghiệp khoa học có vị thế lớn mạnh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho sự phát triển nông lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.

Được biết, Công ty Cổ phần Him Lam đang từng bước chuyển dịch sang lĩnh vực nông – lâm nghiệp, với định hướng phát triển dự án mắc ca tại các tỉnh Tây Nguyên, là một ngành phát triển bền vững theo mô hình kết nối 4 “nhà”: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Theo đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, chất lượng cây giống, phát triển kĩ thuật chăm sóc... là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu đối với dự án mắc ca của Him Lam.

Để làm được điều này, Him Lam đã bắt tay vào công tác khảo sát, quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu khoa học, chọn cây giống, áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Tây Nguyên.

Với nền tảng bài bản và khoa học như vậy, Him Lam tự tin có được cây giống cho năng suất cao, có giá trị kinh tế, đảm bảo thu nhập cho người dân. Từ đó giúp người dân có cái nhìn đúng đắn và xác thực về giá trị kinh tế của cây mắc ca.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.