| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác xã rau an toàn

Thứ Tư 18/03/2015 , 09:27 (GMT+7)

Phước Hậu là xã tập trung nhiều hợp tác xã (HTX) sản xuất (SX) rau an toàn (RAT) của huyện Cần Giuộc - Long An. 

Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động được hơn 2 năm, nhưng chính cung cách làm ăn uy tín, hiệu quả HTX SX RAT Phước Thịnh đã đem đến sự hài lòng, tạo niềm tin cho các xã viên, góp phần cải thiện đời sống nông dân.

HTX SX RAT Phước Thịnh được thành lập trên tiền thân là Cty rau Dũng Thắm. Chủ nhiệm HTX, anh Đặng Duy Dũng và vợ vốn là thợ cắt tóc.

Những năm gần đây, anh nhận thấy trên địa bàn xã mình phát triển mạnh trồng rau màu nhưng lợi nhuận mà người nông dân thu lại không bao nhiêu do phải bán qua thương lái. Đồng thời, bản thân anh cảm thấy có niềm đam mê nên muốn thử sức ở lĩnh vực này. Từ đó, anh vận động nông dân và người thân giúp đỡ thành lập Cty. Bên cạnh đó, bản thân anh tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm quản lý và HTX được thành lập vào tháng 3/2012.

Anh Dũng cho biết: Ban đầu thành lập với nhiều khó khăn nhưng nhờ có nguồn rau tại địa phương cùng với sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã, Liên minh HTX tỉnh đã tạo điều kiện cho tôi tập huấn kỹ thuật, vốn, máy móc…

HTX có 9 xã viên và 15 công nhân sơ chế. Trụ sở HTX nằm ngay trên đường tỉnh 835B vừa được trải nhựa, đây là thế mạnh giúp HTX có điều kiện vận chuyển rau dễ dàng và thu hút được các đầu mối tiêu thụ.

Hiện nay, mỗi ngày HTX tiêu thụ từ 1 - 1,5 tấn rau thành phẩm của các xã viên và 40 - 50 người dân trong xã. HTX buôn bán RAT cho các Cty, xí nghiệp ở TP.HCM, trong đó có chợ An Đông, Siêu thị CoopMart Long An. Đôi lúc, có nhiều đơn đặt hàng, sản lượng rau nhiều hơn. Ngoài ra mỗi ngày, HTX có nhận sơ chế, gia công thêm 200 kg rau của HTX Phước Hiệp.

Để có thể đem đến lợi ích cho nông dân và các xã viên, HTX định hướng cho các xã viên nên trồng rau theo chủng loại; quy hoạch mỗi xã viên trồng các loại rau để hạn chế tình trạng thừa hoặc thiếu các loại rau dẫn đến giá cả bấp bênh. HTX thu mua tất cả loại rau màu, chủ yếu 20 chủng loại.

"Khó khăn lớn nhất của các HTX này là đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh phụ thuộc vào thương lái… Để khắc phục hạn chế đó, Phòng NN-PTNT kết hợp với Liên minh HTX, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị hiệp thương để xúc tiến việc thành lập Liên hiệp HTX RAT của huyện", ông Đôn chia sẻ.

Bà Trần Thị Mười, Tổ trưởng Tổ sơ chế rau chia sẻ, trước đây chồng bà qua đời sớm để lại 3 người con. Một mình bà phải làm lụng để nuôi các con ăn học. Có thời gian bà làm công nhân cho Cty ở TP.HCM. Cuộc sống không ổn định lại không có điều kiện chăm sóc các con nên bà về quê trồng rau sinh sống.

Với diện tích 0,5 ha, bà trồng nhiều chủng loại rau và bán cho thương lái nên bị ép giá. Từ khi bán cho HTX Phước Thịnh, rau của bà được thu mua cao hơn thị trường từ 500 - 900 đồng/kg. Không chỉ vậy, giá cả này ổn định nên bà rất yên tâm. Nhờ đó, cuộc sống gia đình bà dần ổn định.

Mỗi năm, bà thu được 40 - 50 triệu tiền rau màu. Ba người con của bà, một người đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Người thứ hai đang theo học đại học, còn lại người con út đang học phổ thông.

Đến thời điểm này, HTX Phước Thịnh đang hoàn thiện nhà sơ chế 100 m2. Đồng thời, HTX đang mở rộng mặt bằng và HTX sẽ tìm kiếm thêm đầu mối tiêu thụ, xây dựng thị trường ổn định, tiến đến dần hoàn thiện các tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Đồng Quang Đôn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, Cần Giuộc là địa phương được UBND tỉnh quy hoạh diện tích trồng RAT nhiều nhất trong tỉnh. Hiện nay, toàn huyện có trên 1.800 ha rau các loại với cây chủ lực là rau ăn lá, rau ăn trái, rau gia vị và rau nấu nước mát.

Toàn huyện có 22 tổ SX và 7 HTX trong lĩnh vực trồng RAT, 739 nông dân tham gia trồng rau với diện tích 314 ha. Đã có 6 cơ sở được cấp giấy chứng nhận theo quy định gồm HTX Phước Hiệp, Phước Thịnh, Tân Kim, Tân Vạn Hưng, Hoàng Mỹ và tổ RAT Hưng Phát xã Phước Hậu.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm