| Hotline: 0983.970.780

HTX quỵt tiền xã viên

Thứ Năm 04/02/2010 , 14:59 (GMT+7)

HTX Thiệu Thành bị xã viên tố cáo đã vay tiền của dân thời gian dài mà không chịu trả.

Vợ chồng anh Lê Văn Đức bên đống chứng từ HTX vay tiền của gia đình

Nhiều xã viên Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (gọi tắt là HTX) Thiệu Thành (huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) có đơn gửi NNVN bày tỏ bức xúc trước việc HTX vay tiền của dân tiêu xài, hoặc nợ tiền của dân trong hoạt động kinh doanh suốt thời gian dài.

Anh Lê Văn Đức là cán bộ Trạm thuỷ nông, vì sợ Cty thuỷ nông Nam sông Mã cắt lương do để HTX Thiệu Thành nợ tiền thuỷ lợi phí quá lâu nên anh đã bàn với vợ mượn tiền cho HTX vay. Mặc dù chị Huyền (vợ anh Đức) không đồng ý nhưng các ông Nguyễn Chí Khanh, Chủ nhiệm HTX và Ngô Văn Lễ,  Thủ quỹ HTX đã thuyết phục chị làm thủ tục vay ngân hàng để cho HTX vay lại. Chị Huyền cho biết: “Trước những lời nói ngon ngọt của cán bộ HTX và vì chồng nên tôi quyết định làm hồ sơ vay vốn ngân hàng nói là đầu tư kinh doanh. Số tiền vay là 13 triệu đồng với lãi suất 1,25%. Nhận được tiền, chúng tôi cho HTX vay và ông Khanh ghi rõ trong phiếu vay sẽ thanh toán vào vụ 5/2007. Nhưng từ đó đến giờ chúng tôi vẫn không nhận được tiền trả nợ của HTX”.

Cùng cảnh ngộ với anh Đức là vợ chồng bà Nguyễn Thị Thanh (thôn Thành Tiến). Bà Thanh nói chuyện với chúng tôi mà khóc lóc tức tưởi. Chồng bà là ông Nguyễn Bá Trường đã có nhiều năm phục vụ cho HTX, làm công tác bảo vệ và nấu nước phục vụ HTX. Vậy mà đến ngày nghỉ việc, số tiền lương 1.400.000đ của ông Trường cũng không được chi trả đầy đủ. Không những thế, số tiền túi ông bỏ ra để mua chè, thuốc lá, ấm chén… trong các cuộc họp của HTX đến nay cũng không được thanh toán.

Bà Thanh kể: “Tháng 4/2007, tôi vay ngân hàng 2.500.000đ về để buôn bán ở chợ. Chưa kịp mang tiền ra tiêu thì ông nhà tôi bảo, các anh bên HTX đang cần một ít tiền, mình có đó thì cho HTX vay rồi đến vụ thu hoạch HTX lại trả. Thế rồi, anh Lễ, thủ quỹ HTX, đến làm giấy vay số tiền đó của tôi. Sau đó mấy tháng, anh Lễ tiếp tục thay mặt HTX vay luôn 2 triệu tiền tôi vừa bán lợn nữa. Thế là 4.500.000đ định để dành vốn làm ăn đem cho HTX vay. Tưởng rằng, HTX vay thì cuối vụ thanh toán cho dân, đằng này hơn 3 năm rồi, chúng tôi cứ phải è cổ, thắt lưng buộc bụng, nhịn ăn, nhịn mặc để có tiền trả lãi cho ngân hàng, trong khi đó HTX vẫn dửng dưng, khất lên khất xuống”.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Giang (thôn Thành Đồng) thì bị cán bộ HTX “bắt cóc” ngay sau khi vừa bán con bò 5.000.000đ. Sáng 24/4/2005, biết nhà chị Giang gọi người đến bán bò nên vị cán bộ này ở nhà túc trực chờ người mua bò ra khỏi cổng thì sang nhà nài nỉ chị Giang với lý do HTX cần khoản tiền dùng cho việc ngoại giao để có được dự án trồng cây thanh hao hoa vàng. Phần vì chưa biết phải dùng khoản tiền lớn ấy vào việc gì, phần thì nể cán bộ HTX ở gần nhà nên chị Giang quyết định làm thủ tục cho HTX vay hết số tiền đó với lãi suất là 1,5% nhưng đến nay chị Giang vẫn chưa được trả tiền.

Ngoài ba hộ gia đình kể trên còn hàng chục gia đình khác bị HTX Thiệu Thành vay tiền để chi phí nhưng đến nay 3- 4 năm rồi không trả cho người dân, số tiền lên đến trên 100 triệu đồng.

Chúng tôi đến tìm hiểu sự việc ở địa phương thì cán bộ HTX đi vắng. Tiếp xúc với ông Hách Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Thành, chúng tôi được trả lời: “Số tiền 13 triệu đồng anh Khanh vay của hộ ông Đức, chính quyền xã không biết nên chúng tôi không có kế hoạch chỉ đạo chi trả. Còn hộ của bà Gấm số tiền gần 20 triệu ấy, xét thấy nhiều khoản phiếu chi không rõ ràng nên rất khó thanh toán được. Một số hộ khác xã sẽ chỉ đạo HTX khi có khoản tiền 40% nguồn từ thuỷ lợi phí năm 2009 của Chính phủ cho sẽ thanh toán cho dân”. Trả lời câu hỏi vì sao nợ đọng của HTX trong dân quá nhiều và quá hạn lâu, ông Thắng nói: “Nội bộ HTX còn thiếu trách nhiệm, năng lực có hạn và HTX còn nghèo nên mới mắc nợ dân”.

Tết Nguyên đán Canh Dần đang cận kề, nhiều xã viên HTX Thiệu Thành đang trông chờ tiền trả nợ của HTX để dùng cho việc mua sắm và đong gạo ăn. Thiết nghĩ, UBND huyện Thiệu Hoá cần kiểm tra, chỉ đạo xử lý dứt điểm để người dân nghèo Thiệu Thành được vui Tết, đón Xuân trong niềm vui an lành.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm