| Hotline: 0983.970.780

HTX thanh long Hàm Minh phá sản: Ai chịu trách nhiệm?

Thứ Ba 12/04/2011 , 09:12 (GMT+7)

Hàm Minh ra đời từ tháng 7/2005 gồm 11 xã viên với 31,7 ha trồng thanh long đạt tiêu chuẩn Global Gap.

Thành lập từ tháng 7/2005 gồm 11 xã viên với 31,7 ha trồng thanh long đạt tiêu chuẩn Global Gap, từng nổi đình đám về xuất khẩu trái thanh long sang châu Âu. Nhưng ít ai biết, từ lâu bên trong HTX này đã mục ruỗng.

Ngày 4/4/2011, ông Chủ nhiệm HTX Thanh long Hàm Minh (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) Nguyễn Thuận triệu tập cuộc họp bất thường không có sự tham gia Liên minh HTX tỉnh, tự ý tuyên bố phá sản”để lại khoản nợ vay và nợ phải trả lên đến hàng tỷ đồng. Trừ ông Thuận thì các xã viên còn lại đều không hiểu chuyện gì đã xảy ra bởi tất cả đều nông dân. Mặt khác, ông Thuận còn tuyên bố sẽ bán tài sản HTX với giá 2,2 tỷ, nếu người mua là xã viên thì bớt 200 triệu. Vậy là tiền đóng cổ phần (50 triệu/ha) chẳng những mấy năm qua không lấy được một xu lợi tức mà xã viên còn có nguy cơ mất trắng, thậm chí phải bỏ thêm tiền để trả nợ cho HTX sắp tới.

Chúng tôi trong vai khách hàng mua tài sản của HTX chứng kiến cảnh đìu hiu mà xót xa, đặc biệt nhà đóng gói trái thanh long theo tiêu chuẩn EU gồm kho lạnh sức chứa 50 tấn được đầu tư tiền tỷ nay hoang phế. Trong khi thương hiệu HTX dày công xây dựng 5 năm qua chính thức xóa sổ, thì sau ngày 4/4, ông Nguyễn Thuận ung dung trưng bảng hiệu DN mới thành lập nằm cách không xa trụ sở HTX cũ, đó là Cty TNHH XNK Nông sản Lan Anh do vợ ông - bà Nguyễn Thị Lan làm GĐ, chủ yếu kinh doanh XK mặt hàng trái thanh long. Tất nhiên, những khách hàng cũ mua bán trước đây của HTX nay chuyển sang cho Cty Lan Anh.

Xã viên phẫn nộ bởi ông chủ nhiệm HTX làm ăn liên tục thua lỗ nhưng hàng năm vẫn cứ đánh bóng tên tuổi khiến nhiều người lầm tưởng đó là 1 HTX kinh doanh theo mô hình mới “năng động, hiệu quả”. Thật ra, ông Thuận đã có kiểu quản lý tài chính nhập nhằng giữa công và tư, chi tiêu bừa bãi sai nguyên tắc. Chẳng hạn, năm 2007, HTX chi không có chứng từ và phiếu chi lên tới 1,3 tỷ đồng. Cũng năm đó, vào tháng 11/2007, đích thân ông Thuận mang danh Chủ nhiệm HTX trực tiếp đi vay tiền mặt của Ngân hàng Sacombank 400 triệu, nhưng mang về nhập quỹ thì ông giữ lại 100 triệu nói “để trả cho vợ ông” mà HTX mượn trước đó.

Thế nhưng, qua kiểm tra sổ sách thì không thấy. Năm 2008, HTX mua 1 lô hàng thanh long trị giá 32 triệu đồng nhưng ông Thuận thanh toán đến 2 lần, tức một lần đã bị kê khống. Tương tự, HTX bán lô hàng 1,1 tấn thanh long với giá 16 ngàn đồng/kg, nhưng trên sổ sách chỉ thể hiện hàng xuất đi còn tiền thanh toán cho HTX cũng biến mất. Đó là một vài số liệu chúng tôi trích từ tài liệu thanh tra huyện Hàm Thuận Nam ngày 24/11/2010 và thông báo kết luận của Chủ tịch UBND huyện ngày 29/3/2011. Ngoài ra, theo tố cáo của bà con xã viên, HTX bán thanh long Global Gap sang bên Anh, thay vì khách hàng trả tiền theo tài khoản cho HTX thì đằng này lại chuyển “nhầm” vào tài khoản cá nhân của bà Nguyễn Thị Lan với số tiền hàng ngàn đô-la. Và còn nhiều chuyện khác nữa...

“Luật HTX năm 2003 qui định HTX giải thể trong 2 trường hợp, đó là giải thể tự nguyện nếu làm ăn thua lỗ nhưng phải có Nghị quyết của Đại hội xã viên và HTX phải gửi đơn xin giải thể cùng nghị quyết đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho HTX để làm thủ tục giải thể. Hai là, giải thể bắt buộc với điều kiện trong suốt 1 năm HTX không còn hoạt động và UBND nơi cấp phép ra quyết định giải thể. Như vậy, HTX Hàm Minh tự ý tuyên bố phá sản là phạm luật”, ông Nguyễn Thanh Trúc, phòng NN-PTNT huyện Hàm Thuận Nam.

Chính vì kiểu kinh doanh mập mờ, bất chấp pháp luật của ông Thuận mà chỉ trong quí 1/2011, HTX đối mặt với các khoản nợ khó đòi (bán hàng nhưng chưa thu được tiền) trên 700 triệu; các khoản nợ phải trả cho khách hàng (mua thanh long mà chưa thanh toán) hơn 1,9 tỷ đồng và đặc biệt là các khoản nợ vay lên hơn 1,8 tỷ đồng, trong đó riêng 2 khoản vay của bà Nguyễn Thị Thư (mẹ vợ ông Thuận) là 700 triệu và Ngân hàng ACB 1 tỷ đồng là do ông Thuận tự “quyết”, các xã và BKS không hề biết.

Ông Trần Trung Kiên, một xã viên của HTX nói: “Sau 3 năm hoạt động, tháng 7/2009, HTX mới đại hội tổng kết nhiệm kỳ 1, lúc đó chúng tôi đã yêu cầu ông Thuận dừng ngay hoạt động HTX vì thua lỗ, báo cáo thể hiện những khỏan thu chi bất hợp lý, sai nguyên tắc tài chính... nhưng ông ấy không nghe, vẫn tiếp tục huy động vốn điều lệ, vay vốn bên ngoài để kinh doanh XK thanh long, cuối cùng đổ nợ như hôm nay”.

Với các dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Thuận, thay vì chuyển cơ quan CSĐT tiếp tục làm rõ thì huyện Hàm Thuận Nam chỉ đề nghị tổ chức kiểm điểm cá nhân đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng của huyện phối hợp tổ chức Đại hội xã viên theo hướng củng cố. Nhưng nào ngờ, cơ quan chức năng chưa kịp triển khai thì ông Nguyễn Thuận nhanh tay hơn, tuyên bố phá sản HTX như nói ở trên.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm