| Hotline: 0983.970.780

Đại án Hà Văn Thắm:

Hứa Thị Phấn bán Ngân hàng Đại Tín do bị Hà Văn Thắm đe dọa

Thứ Ba 19/09/2017 , 08:50 (GMT+7)

Theo cáo trạng, Hà Văn Thắm bị cáo buộc là chủ mưu trong vụ thâu tóm ngân hàng Đại Tín, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho Oceanbank.

17-12-27_img_2006
Bị cáo Phạm Công Danh

Ngày 18/9, phiên xét xử Hà Văn Thắm cùng đồng phạm tiếp tục với phần tranh tụng, tập trung làm rõ phần chi lãi ngoài gây thất thoát 1.500 tỷ và khoản tiền 500 tỷ Công ty Trung Dung (công ty con của Phạm Công Danh) vay của Oceanbank nhưng không có tài sản bảo đảm theo quy định. Các luật sư bào chữa cho nhóm 34 bị cáo nguyên là giám đốc, phó giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank. Những người này bị cáo buộc phạm tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, để làm rõ bản chất vụ thiệt hại hơn 1.500 tỷ, các luật sư được HĐXX mời lên bào chữa cho nhóm 4 bị cáo: Tạ Hoàng Phương (cựu giám đốc chi nhánh Nha Trang), Bùi Đức Quỳnh (cựu giám đốc chi nhánh Bình Dương), Đỗ Quốc Trình và Hoàng Phương Nga (cựu giám đốc phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng). 4 bị cáo vừa bị VKS đề nghị mức án 24-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Họ bị cáo buộc đồng phạm với Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Oceanbank) và những người khác trong hội sở nhà băng này, gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 1.500 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo Luật sư Phạm Công Hiếu, người bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Thủy, cựu giám đốc chi nhánh Bình Dương, người bị VKS đề nghị mức án 24-30 tháng tù giam nhưng cho hưởng án treo.

Trong phần tranh tụng, luật sư Hiếu phân tích, con số 1.576 tỷ đồng được cho là thiệt hại của Oceanbank do chủ trương chi lãi ngoài nên tính chính xác của kết luận giám định thiệt hại phải nghi vấn. Vị luật sư cũng hoài nghi về năng lực của Thanh tra Ngân hàng khi đã nhiều lần thanh tra Oceanbank nhưng không phát hiện hành vi vi phạm chi lãi ngoài.   

Căn cứ vào đâu để cơ quan điều tra và VKS cho rằng có thiệt hại hơn 1.500 tỷ để truy tố các bị cáo? “Số tiền hơn 1.500 tỷ như trái bóng được đá qua đá lại giữa Cơ quan điều tra và Ngân hàng Nhà nước mà không cơ quan nào xác định được thiệt hại. Khi chưa xác định được thiệt hại, HĐXX cần cho trưng cầu giám định lại để làm rõ bản chất vụ việc”, ông Hiếu đề nghị.

Liên quan đến khoản vay 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung, các luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) được HĐXX mời lên tranh tụng. 4 ngày trước, bị cáo này bị VKS đề nghị mức án 16-17 năm tù giam về hành vi Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Hành vi của Danh được xác định liên quan đến khoản tiền 500 tỷ Công ty Trung Dung vay của Oceanbank nhưng không có tài sản bảo đảm theo quy định.

Theo cáo trạng, Hà Văn Thắm bị cáo buộc là chủ mưu trong vụ thâu tóm ngân hàng Đại Tín, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho Oceanbank. Hai đồng phạm với Thắm là Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn. Trong phiên tòa sơ thẩm lần 1 tổ chức hồi tháng 2/2017, ông Danh và bà Phấn tham gia với vai trò người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đầu năm 2012, khi Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, do muốn thâu tóm một số nhà băng về Oceanbank, Hà Văn Thắm thỏa thuận với bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng Đại Tín) về việc chuyển giao Đại Tín.

Tuy nhiên, phát hiện Đại Tín có một số khoản vay lớn cùng nợ xấu, Thắm không muốn "ôm" ngân hàng này và tìm cách bán lại cho ông Phạm Công Danh. Hai bên thỏa thuận, sau khi hoàn tất thủ tục, ông Danh sẽ tiếp nhận điều hành ngân hàng và đổi tên được thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng (VNCB) thì Thắm sẽ nhận được 800 tỷ đồng tiền môi giới.

Để phi vụ chuyển nhượng thành công, Thắm chuyển cho ông Danh vay 500 tỷ đồng để dùng trả cho nhóm bà Phấn, dưới danh nghĩa hợp đồng cho vay giữa Oceanbank và Công ty Trung Dung. Từ tài sản đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ của Công ty Trung Dung, cơ quan điều tra xác định Oceanbank bị thiệt hại hơn 343 tỷ đồng.

Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng dựa trên kết quả điều tra và các phần thẩm tra tại tòa liên quan đến việc Oceanbank cho Công ty Trung Dung 500 tỷ, hiện chưa đủ căn cứ để kết Danh đồng phạm với Thắm về tội Vi phạm các quy định về cho vay trong các hoạt động tín dụng. Vị luật sư bào chữa cho rằng bị cáo Danh không bàn bạc bạc, trao đổi, thỏa thuận gì với Thắm trong việc Oceanbank cho vay tiền nên yếu tố đồng phạm không đủ điều kiện.

Ông Hoài đề nghị HĐXX cho truy nguyên đường đi số tiền 500 tỷ đồng và buộc bà Hứa Thị Phấn chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường 500 tỷ đồng cho Oceanbank cũng như các khoản lãi theo đề nghị của nhà băng này và VKS.

Tuy nhiên, LS Nguyễn Thị Thanh Thảo – bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn – người bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 17-18 năm tù giam do vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại số tiền này cho Ngân hàng Xây dựng cho rằng, cáo buộc với Hứa Thị Phấn là không công bằng, không khách quan, một số lời khai lấy trong lúc bị cáo đang nhập viện cấp cứu. Hơn nữa, trong khi bị cáo Phạm Công Danh và Trần Văn Bình – Tổng giám đốc Công ty Trung Dung được xem xét giảm nhẹ thì bị cáo Hứa Thị Phấn lại không được hưởng tình tiết này, dù đã hơn 70 tuổi.

Bà Hứa Thị Phấn không phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Lý do bà Phấn bán lại Ngân hàng Đại Tín cho Phạm Công Danh là do Hà Văn Thắm đe dọa. Khi Danh nắm Ngân hàng Đại Tín sau này đổi thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB) nhưng Hà Văn Thắm không hỗ trợ thanh khoản như lời hứa trước đó. Một thời gian sau, Thắm mới đồng ý hỗ trợ Danh số tiền 500 tỷ đồng để tăng thanh khoản cho ngân hàng bằng cách vay từ Oceanbank. Do Danh nói không có tài sản thế chấp thì Thắm có nói Hứa Thị Phấn còn một số tài sản có thể mượn.

Xem thêm
Đã bắt lại hơn 100 người trốn khỏi cơ sở cai nghiện ở Sóc Trăng

Sóc Trăng Hơn 100/191 học viên trốn khỏi cơ sở cai nghiện ma túy ở Sóc Trăng đã bị bắt giữ. Ngành chức năng khẩn trương vận động học viên còn lại quay lại cơ sở.

Bình luận mới nhất