| Hotline: 0983.970.780

Huế: Lũ vượt báo động 3, khu dân cư ngập sâu

Thứ Ba 15/10/2013 , 14:08 (GMT+7)

Nhiều tuyến đường, cụm dân cư đã bị cô lập. Trong khi đó, bão càn qua làm cây xanh, công trình trên các tuyến đường của TP. Huế tan hoang.

Mưa xối xả suốt từ đêm 14/10 đến trưa nay (15/10) khiến mực nước trên các sông tại Thừa Thiên Huế hiện đang cuồn cuộn dâng lên. Nhiều tuyến đường, cụm dân cư đã bị cô lập. Trong khi đó, bão càn qua làm cây xanh, công trình trên các tuyến đường của TP. Huế tan hoang. 

Đến đầu giờ chiều nay, mực nước sông Hương tại TP. Huế đã vượt qua báo động 3, hiện tại các tuyến đường qua Đập Đá về Vỹ Dạ, Phú Vang, Quảng Điền nước ngập đoạn sâu từ 1-1,5m.

Tại huyện Quảng Điền, từ sáng nay, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh đi thị trấn Sịa đã bị ngập sâu từ 1-1,5m. Theo báo cao nhanh của Ban chỉ huy PCLB huyện, đến nay đã có 3 người bị thương, trong đó có một người bị thương nặng, chấn thương cột sống do đi lại vào thời điểm gió lớn.

Toàn huyện có gần 200 nhà bị tốc mái, hư hỏng, trong đó nhiều nhà bị sập đổ hoàn toàn. Bên cạnh nhà bị hư hỏng do gió lớn, nhiều vùng thấp trũng như Quảng Phước, Quảng Thành, Quảng An bị ngập sâu từ 1-2m, cá biệt có tuyến đường dẫn vào khu dân cư ngập sâu 2-3m, cô lập, chia cắt nên giao thông đi lại rất khó khăn, người dân chỉ di chuyển bằng thuyền bở vùng ven.

Tại các thôn Mai Dương, Khuôn Phò, Thủ Lễ, Phước Lập của xã Quảng Phước, địa phương bị ngập sâu nhất của huyện Quảng Điền, theo ghi nhận của chúng tôi, sáng 15/10, giao thông gần như tê liệt hoàn toàn.

Ông Lê Đức Ưa- Chủ tịch UBND xã Quảng Phước cho biết, toàn xã có 60 căn nhà bị tốc mái, ngập sâu. Nhiều nhà ở các thôn Mai Dương, Phước Lâm, Phước Lý...bị ngập sâu từ 1-2m, chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Đến nay do dòng sông Diên Hồng nước lớn, tràn lên chia cắt nhiều tuyến đường nên nhiều cụm dân cư dân chưa vào được.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại vào sáng nay, 15/10, ông Nguyễn Văn Mạnh- Phó chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết: Qua thống kê chưa đầy đủ Dd ảnh hưởng của bão số 11 hiện nay tại huyện Phú Lộc đã có 40 ngôi nhà tốc mái trong đó có 13 hộ bị tốc mái nằm ở thôn An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô; 8 nhà ở xã Vinh Hiền và Lộc Vĩnh …

Tại nhiều khu vực của thị trấn này cùng ngập sâu 1m và chia cắt với thị trấn Lăng Cô như Hói Mít, Hói Dừa. Tại huyện Phú Lộc từ đêm qua sáng nay đã cúp điện hoàn toàn. Một vài cây cối hai bên đường bị ngã đổ. Cũng trong đêm qua tại xã Lộc Vĩnh có một người bị thương do bị tôn bay trong gió bão.

Trong ngày 15/10 tất cả các học sinh tại TT- Huế được nghỉ học do bão lũ. 


Đập Đá, TP. Huế bị chia cắt, ngập sâu


Cây xanh đại thụ trên đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế bị bật gốc, gãy đổ





Nhiều tuyến dân cư bị chia cắt



Đường đi huyện Quảng Điền bị ngập sâu




Người dân Quảng Phước bị chia lập, đi lại khó khăn


Nhiều nhà ở Khuôn Phò, Quảng Phước bị tốc mái, hư hỏng


"Biển" nước Quảng Điền

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm