| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên: Giá thị trường 17, hỗ trợ 25 nghìn đ/kg

Thứ Năm 13/05/2010 , 10:11 (GMT+7)

Tỉnh Hải Dương hỗ trợ 18 ngàn đồng/kg lợn hơi đối với lợn bị tiêu huỷ với điều kiện là phải tiêm phòng bằng tiền ngân sách nhà nước đã được coi là kỳ lạ. Tỉnh Hưng Yên lại kỳ lạ hơn khi hỗ trợ tới 25 nghìn đồng/kg lợn hơi, cao hơn cả chục ngàn giá mua bán ngoài thị trường...

* Diệt tận gốc hay quá hào phóng?

Dù lợn bị tiêu hủy, người nuôi vẫn vui vẻ với chính sách hỗ trợ quá "hào phóng"

Tỉnh Hải Dương hỗ trợ 18 ngàn đồng/kg lợn hơi đối với lợn bị tiêu huỷ với điều kiện là phải tiêm phòng bằng tiền ngân sách nhà nước đã được coi là kỳ lạ. Tỉnh Hưng Yên lại kỳ lạ hơn khi hỗ trợ tới 25 ngàn đồng/kg lợn hơi, cao hơn cả chục ngàn giá mua bán ngoài thị trường ở thời điểm này. Vô hình chung là hai tỉnh gần nhau, cùng ở ĐBSH nhưng tỉnh thì quá "ki bo", tỉnh lại quá "hào phóng".

>> Đằng sau ''bão'' tai xanh

Lợn tiêu huỷ một huyện nhiều hơn một tỉnh

Đến Trạm thú y huyện Văn Lâm (Hưng Yên) khi trời bắt đầu đổ cơn mưa sau những ngày nắng gắt, Trạm trưởng Lê Văn Sơ đang vò đầu bứt tai bên một đống văn bản thống kê lợn tiêu huỷ chợt nhận ra tôi, nhưng phải một lúc sau ông mới nói thành lời với giọng rệu rã: "Chú à, tình hình là mệt mỏi quá chú ạ. Trạm có mấy anh em kiệt sức vì tiêu huỷ lợn dưới những ngày trời nắng như đổ lửa rồi, đang nằm vật vã kia kìa. Trong khi đó một số anh em thú y ở xã kêu, có thể là đùa thôi, rằng: nếu các bác cứ giục em làm nữa, em sẽ không thèm làm đâu, mặc kệ các anh đấy... Giờ trời lại mưa, mai lại nhiều lợn chết hơn cho mà xem, lại tiêu huỷ, tình hình căng quá chú ạ".

Văn Lâm là huyện đầu tiên bùng phát dịch tai xanh tại xã Đại Đồng, Việt Hưng và Lương Tài. Được biết, sau khi phát dịch tại xã Việt Hưng, trực tiếp tân PCT UBND tỉnh Đặng Minh Ngọc đã xuống kiểm tra và chỉ đạo dập dịch. Ngày 14/4, PCT UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã ký quyết định công bố dịch và "tuyên bố" hỗ trợ 25 ngàn đồng/kg lợn hơi đối với tất cả các loại lợn bị tiêu huỷ. Điều kiện để tiêu huỷ cũng rất xởi lởi là lợn chết và lợn ốm nặng đã điều trị 7 ngày liên tục không khỏi. Ngay lập tức, số lợn được tiêu huỷ tại những xã bùng phát dịch đầu tiên là Việt Hưng, Đại Đồng, Lương Tài tăng lên một cách nhanh chóng. Ông Phùng Thế Nghì, Chủ tịch UBND xã Việt Hưng cho biết: Từ cuối tháng 3/2010 xã đã phát hiện lợn ốm, đầu tháng 4 lợn bắt đầu lăn ra chết. Những ngày sau đó dịch lan nhanh, chết hàng loạt, tiêu huỷ có ngày mấy tấn lợn, anh em mệt nhoài. Giờ diệt lợn vãn rồi anh em mới được nghỉ ngơi một tí.

LÚC ĐẦU CHƯA CÓ HỖ TRỢ TÔI BÁN CHẠY ĐƯỢC MỘT CON. CÓ HỖ TRỢ 25 NGÀN ĐỒNG/KG THÌ MÌNH ĐỂ TIÊU HUỶ. ĐỂ CHO CHẮC NHẬN ĐƯỢC HỖ TRỢ ANH PHẢI CHỤP ẢNH LẠI TOÀN BỘ NHỮNG CON LỢN MANG ĐI CHÔN. THỢ ẢNH MINH PHƯƠNG Ở VÙNG NÀY LUÔN LÀM VIỆC CẢ NGÀY LẪN ĐÊM. MỖI LẦN GỌI ÔNG ẤY KHÓ LẮM VÌ TIÊU HUỶ NHIỀU. GIỜ NÀY ÔNG ẤY SANG VĂN GIANG CHỤP RỒI, VÌ BÊN ẤY ĐÃ CÓ DỊCH. KIẾM TIỀN MÙA DỊCH NHƯ ÔNG ẤY THÍCH THẬT.

ANH PHẠM VĂN HOÀN, THÔN THỊ TRUNG, XÃ ĐÌNH DÙ, VĂN LÂM, HƯNG YÊN

Theo thống kê của Trạm thú y huyện Văn Lâm, đến thời điểm này huyện đã tiêu huỷ 7.138 con lợn, một kỷ lục, nhiều hơn trên 1.000 con so với tổng số 6.136 con lợn mà toàn tỉnh Hải Dương đã tiêu huỷ. Riêng xã Việt Hưng đã tiêu huỷ 2.015 con, Lương Tài 1.724 con, Đại Đồng 1.074 con. Điều này chứng tỏ chính sách hỗ trợ 25 ngàn đồng/kg lợn tiêu huỷ, "diệt tận gốc mềm bệnh" này đã đạt hiệu quả tối đa. Sở dĩ người dân hào hứng tiêu huỷ như thế là vì tiền hỗ trợ cao hơn giá thị trường rất nhiều.

"Ở địa bàn xã tôi chưa có dịch mà bán lợn còn chả ai mua, trong khi đó tiêu huỷ được 25 ngàn đồng/kg dân sướng quá, tôi, tôi cũng muốn tiêu huỷ". Một người dân xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, giáp ranh với huyện Văn Lâm thốt lên.

Trạm trưởng Trạm thú y Văn Lâm Lê Văn Sơ nói: "Khi tỉnh tuyên bố chính sách hỗ trợ 25 ngàn đồng/kg lợn hơi bị tiêu huỷ, người dân đã đón nhận chính sách này rất vui, rất ủng hộ, vì ngay thời điểm đầu thôi giá hỗ trợ cho 1kg lợn hơn đã cao hơn giá thực tế ngoài thị trường. Giá lợn hơi lúc đó cũng chỉ khoảng 20-22 ngàn đồng/kg. Còn bây giờ thì khu vực này, lợn bán không có ai mua".

Cũng phấn khởi khi nông dân mình được hỗ trợ với giá cao ngất, Chủ tịch UBND xã Việt Hưng Phùng Thế Nghì nói: "Khi có chính sách hỗ trợ, dân rất phấn khởi. Cũng vì điều này, không loại trừ khả năng người dân ở nơi khác (xã Việt Hưng giáp ranh tỉnh Bắc Ninh cũng có dịch - PV) tuồn lợn ốm vào xã để được tiêu huỷ ".

Xin hỗ trợ cả lợn chết trước khi có chính sách hỗ trợ

Tối đen, trưởng thôn Thị Trung, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm Lê Duy Tôn vừa chỉ đạo cán bộ đi tiêu huỷ lợn chết về cho biết, đến nay toàn thôn đã tiêu huỷ được 86 con lợn, có hộ có lợn ốm nặng xin tiêu huỷ, chúng tôi không cho. Trao đổi với PV, một số hộ dân khẳng định nhiều người dân không biết lợn ốm nặng cũng được tiêu huỷ, nếu biết sẽ có nhiều người xin tiêu huỷ. Nhưng ngay cả biết, xin tiêu huỷ nhưng chính quyền lại không cho. Chính sách lạ thật.

Trao đổi với PV, một số người dân xã Việt Hưng cho biết, dịch tai xanh bắt đầu xuất hiện trên địa bàn xã Việt Hưng từ cuối tháng 3/2010. Khi đó thú y chưa biết bệnh gì, khuyến cáo người dân cố chữa trị, nhưng mỗi ngày nó lăn ra chết một nhiều. Người thì bán chạy, người mang đi chôn, người thì tự mổ…". Nào chúng tôi có biết là sẽ có chính sách hỗ trợ tới 25 ngàn đồng/kg lợn hơi đâu, biết thì chúng tôi chả bán chạy đi lấy mấy trăm ngàn/con lợn cả tạ làm gì. Thế mới chết chứ. Chúng tôi đang đề nghị xã đề nghị với cấp trên hỗ trợ cho chúng tôi chứ không chúng tôi thiệt thòi lắm". Một người dân tiếc rẻ.

Chủ tịch UBND xã Việt Hưng Phùng Thế Nghì quả quyết: Cho đến khi tỉnh công bố dịch tai xanh ở huyện Văn Lâm và công bố chính sách hỗ trợ 25 ngàn đồng/kg hơi, toàn xã đã tiêu huỷ được 1.054 con lợn. Người dân và xã đang kiến nghị hỗ trợ cho những hộ dân có lợn chết vào thời điểm trước khi công bố dịch, vì không dân rất thiệt thòi. Dân thiết tha đề nghị cấp trên quan tâm đến số lợn đã bị tiêu huỷ. Có chính sách hỗ trợ tiêu huỷ dân mới không bán chạy nữa, việc chống dịch hiệu quả hơn.

Với chính sách hỗ trợ khá hậu hĩnh của Hưng Yên, trao đổi với PV một số hộ dân tại xã Đại Đồng, Đình Dù, Lạc Đạo xin được tiêu huỷ lợn nhưng chính quyền không cho. "Hay tỉnh sợ tốn ngân sách không cho tiêu huỷ lợn ốm nặng theo quyết định nữa?".

Một người dân xã Đình Dù đặt câu hỏi. Trong khi đó, nhiều hộ dân dù đang đối mặt với lợn ốm chết hàng ngày nhưng vẫn vui vẻ và ung dung. Đến nhà ông Nguyễn Văn Quyết, thôn Thanh Miếu, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, dù cả một dẫy chuồng dài chỉ còn vài con lợn nhỏ đang sống dặt dẹo nhưng ông Quyết vẫn vui như Tết: "Úi a, lúc đầu nó bệnh chả muốn nhìn nữa mang đi mà tiêu huỷ cho đỡ buồn. Giờ còn mấy con kệ, chết thì chôn thôi…".

Bà Nguyễn Thị Hiền, thôn Đại Tú, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm dù đã bị tiêu huỷ mấy con lợn và còn mấy con đang lâm trọng bệnh nhưng vẫn tỏ vẻ ung dung: Chết thì được hỗ trợ 25 ngàn đồng/kg nên chết thì chôn, còn lại cố mà nuôi, vì qua đợt dịch này giá lợn chắc chắn sẽ lên cao".

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.