| Hotline: 0983.970.780

Hương Khê bộn bề sau lũ

Thứ Ba 12/10/2010 , 10:06 (GMT+7)

Mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, đơn vị, địa phương... nhưng Hương Khê vẫn đang bộn bề gian khó.

Nhân dân Hà Linh giải toả cây cố sau mua lũ
Đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã làm 16.520 hộ ở 17/22 xã ngập, trong đó, 9.981 nhà bị ngập sâu, trên 400 nhà bị hư hỏng nặng; thiệt hại 2.250 ha lúa ngô, rau màu và cây ăn quả các loại; 37 ha hồ cá; 54 gia súc và trên 32 nghìn gia cầm; hàng chục km đường GTNT, hàng chục cầu cống nhỏ bị cuốn trôi, hệ thống điện- đường- trường - trạm hư hỏng nặng... gây thiệt hại ước tính trên 350 tỷ đồng.

Mưa lũ rút xuống, gần như 2/3 huyện ngổn ngang với những đổ nát, hư hỏng. Mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, đơn vị, địa phương... nhưng Hương Khê vẫn đang bộn bề gian khó.

Trong tổng số 17 xã bị ngập lụt vừa qua, có đến ½ số xã ngập nặng, gây thiệt hại lớn về tài sản, hạ tầng. Các xã Phương Mỹ, Phương Điền, Hương Thủy, Lộc Yên... đến bây giờ vẫn ngổn ngang đổ nát; hàng chục km đường bê tông, cầu cống nhỏ bị trôi, gây khó khăn cho nhân dân trong đi lại; lương thực, nước uống thiếu, ruộng vườn chỉ còn lại bùn đất... nên nhân dân gặp không ít khó khăn. Ông Đinh Hữu Tân – Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, sau lũ nhân dân Hương Khê đối mặt với các loại dịch bệnh do môi trường ô nhiễm. Tiếp đó, hệ thống giao thông, cầu cống bị hư hỏng năng, chia cắt nhiều nơi khiến một số xóm gần như bị cô lập dài ngày. Hàng chục km đường giao thông hư hỏng, lở trôi; hàng chục cầu cống nhỏ bị lũ cuốn, không phải khắc phục trong ngày một ngày hai mà phải có một thời gian dài mới giải quyết được.

Rất nhiều công trình trong số này lên đến hàng tỷ đồng; tổng hợp các lọai công trình giao thông nông thôn lên đến hàng chục tỷ đồng, vượt ngoài khả năng khắc phục của huyện. Bên cạnh đó, hàng chục hồ đập, công trình thủy lợi nhỏ cũng bị hư hỏng nặng nề; muốn sửa chữa phải cần một nguồn kinh phí lớn, ngoài tầm của huyện. Do vậy, huyện đang tập trung khắc phục tạm để giải quyết vấn đề trước mắt cho nhân dân, còn để khắc phục ổn định, bài bản thì phải xin kinh phí hỗ trợ từ cấp trên. Ngoài ra, trên 400 nhà dân và hàng chục trụ sở xã, trạm y tế, trường học, trang thiết bị cũng hư hỏng nặng..., trong khi đó sức của huyện thì quá hạn hẹp, đang là vấn đề bức bách, cần dược cấp trên kịp thời quan tâm để sớm ổn định đời sống, sinh hoạt, học tập.

Ông Tân cũng cho biết thêm, ngoài cơ sở hạ tầng và đời sống dân sinh trước mắt, hiện tại, trên 1.000 ha lúa, 400 ha ngô đông, gần 400 ha khoai và rau màu các loại của nhân dân đã bị lũ cuốn; giống má, phân tro cũng bị cuốn trôi hoặc hư hỏng hết, rất cần được hỗ trợ kịp thời giống để sản xuất, sớm ổn định cuộc sống. Sau lũ, lương thực thiếu, đồ đoàn vật dụng gia đình bị hư hỏng, đủ thứ cần phải sửa sang, mua sắm, vì vậy, có đồng tiền nào nhân dân phải tập trung cho vấn đề này nên đầu tư cho sản xuất sẽ rất kém. Không chỉ vụ đông này mà cả đông xuân cũng sẽ rất kém nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ cấp trên.

Để sớm ổn định cuộc sống, BTV Huyện ủy huyện Hương Khê đã thành lập 20 tổ công tác nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, cơ quan, đơn vị đối với công tác khắc phục hậu quả. Tất cả các cơ quan, đơn vị đều tập trung cao độ cho khắc phục hậu quả, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của 20 tổ công tác. Nhờ vậy, cùng với sự giúp đỡ của các lực lượng, đơn vị, địa phương khác, hàng cứu trợ đã kịp thời đến tay bà con, công tác đánh giá tình hình được sát đúng, chính xác; công tác khắc phục hậu quả được triển khai kịp thời; cuộc sống nhân dân đã sớm dần ổn định trở lại.

Những ngày này, trên các xã của vùng lũ Hương Khê, từng đoàn làm công tác từ thiện khắp nơi đang về cứu trợ; quân tình nguyện của một số địa phương đơn vị cũng như các lực lượng trên địa bàn huyện Hương Khê đang tập trung cao độ dọn dẹp đường sá, lau chùi nhà cửa, bàn ghế, dựng lại nhà cửa, bắc lại cầu cống, đắp đường sá, giúp Hương Khê khắc phục hậu quả lũ lụt. Tuy vậy, Hương Khê vẫn đang bộn bề công việc và rất cần sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân để nhân dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm