Thứ bảy, 20/04/2024 | 04:29 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 08:33, 26/09/2014

Hướng tới một Trung tâm nghiên cứu - thực nghiệm nông nghiệp

Cty CP Phân bón Bình Điền và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa tổ chức lễ gắn biển “Công trình tiêu biểu” cho Khu nghiên cứu - thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

1 trong 12 công trình tiêu biểu

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Gia Tường, Tổng GĐ Vinachem. Theo ông Tường, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống của ngành (19/8/1969 - 19/8/2014), Vinachem đã lựa chọn những công trình tiêu biểu, “Khu nghiên cứu - thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao của Cty CP Phân bón Bình Điền là 1 trong 12 công trình được gắn biển.

Đây là sự ghi nhận của Ban lãnh đạo Vinanchem đối với những hoạt động toàn diện, năng động, sáng tạo của Bình Điền. Chắc chắn từ đây Cty sẽ cho ra những sản phẩm phân bón chất lượng cao, giá thành hạ, góp phần vào chiến lược an ninh lương thực quốc gia.

Những nỗ lực lớn

Với mục đích nghiên cứu, ứng dụng những ý tưởng khoa học, những tiến bộ kỹ thuật mới để tạo ra nhiều loại phân bón có hiệu quả cao như phân bón thông minh, phân bón chậm tan, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá thế hệ mới, phân bón cho canh tác thủy canh, phân bón tiết kiệm đạm, lân, kali, phân bón chuyên dùng cho các loại cây trồng khác nhau; nhất là với lúa thơm, thanh long xuất khẩu, cây dược liệu… tiến hành kiểm tra hiệu quả và hiệu lực nông học của phân bón mới trước khi đưa vào SX thương mại. Các mô hình canh tác được thực nghiệm thành công sẽ được ứng dụng vào SX, dạy sinh viên nông nghiệp, huấn luyện nông dân, tập huấn đại lý cả về lý thuyết và thực hành.

Với đội ngũ gồm 1 thạc sỹ nông học - nghiên cứu sinh, 3 kỹ sư công nghệ sinh học, 4 công nhân kỹ thuật cùng với sự giúp sức của Hội đồng cố vấn khoa học với 9 thành viên là những GS, TS chuyên ngành trong lĩnh vực nghiên cứu về đất, phân bón, canh tác… trên diện tích gần 8.000 m2, tổng vốn đầu tư 6 tỷ đồng, chỉ sau hơn 1 năm Cty đã hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ.

Đã bố trí và đưa vào sử dụng những phân khu chức năng như: Khu nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong nông nghiệp với nhà màng hở bằng PE có lưới bao chắn chống côn trùng, hệ thống pha phân bón tự động tưới phun và tưới nhỏ giọt phục vụ các thí nghiệm chính quy về giống, phân bón, kỹ thuật thủy canh, kỹ thuật xử lý ra hoa, kỹ thuật canh tác trên giá thể không đất, thí nghiệm phân bón hữu cơ đậm đặc dùng trong SX nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao; Khu thử nghiệm phân bón phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm các loại phân bón mới; khu thử nghiệm phân bón cho hoa, cây cảnh, cây dược liệu, các loại rau ngắn ngày, cây lương thực (lúa, bắp, đậu nành, đậu xanh, các loại dưa…), cây ăn quả (thanh long ruột đỏ, xoài Đài Loan, mít Tố nữ, mít Nghệ, mít Thái…)

Ông Phạm Anh Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho biết: “Bước đầu thực hiện không khỏi bỡ ngỡ nhưng anh em dần quen với công việc, các chương trình được tiến hành trôi chảy, thuận lợi. Phần lớn công việc nghiên cứu và thực nghiệm tại đây anh em đều làm được. Các dự án lớn Cty sẽ đặt các viện, trường nghiên cứu, thực nghiệm. Cty còn có đối tác nước ngoài là Cty New Quest (Singapore) cung cấp nguyên liệu và phối hợp nghiên cứu”.

Cũng theo ông Cường, thời gian tới khu thực nghiệm sẽ tập trung nghiên cứu phân bón mới cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây trồng biến đổi gen; nghiên cứu ứng dụng phân bón công nghệ nano; phân bón tiết kiệm kali trên đất có thành phần cơ giới nhẹ; phân bón phân giải chậm; phân bón hữu cơ có hàm lượng hữu cơ cao; phân bón cho đất phèn, đất nhiễm mặn nhằm đối phó với tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu; phân bón chuyên dùng cho nhóm cây dược liệu…

img-002409011392
Tham quan khu nghiên cứu - thực nghiệm công nghệ cao của Bình Điền

GS.TS Mai Văn Quyền, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, Chủ tich Hội đồng cố vấn khoa học của Bình Điền nói: “Thời gian gần đây nhà nông nước ta có biểu hiện lạm dụng phân bón khoáng, nhất là phân đạm, dẫn đến hệ quả là phải tăng thuốc BVTV, rất tốn chi phí SX, lại có hại cho sức khỏe và môi trường. Việc nghiên cứu, thực nghiệm, khuyến cáo để nhà nông sử dụng đúng, đủ lượng phân bón cần thiết cho cây trồng nhằm đạt năng suất và chất lượng sản phẩm tối ưu là hết sức cần thiết, nhất là với các đơn vị SX phân bón. Bình Điền là đơn vị tiên phong đưa khu nghiên cứu - thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao vào hoạt động”.

Hướng tới trung tâm nghiên cứu hàng đầu

Ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền cho biết: “Đây là công trình cần thiết cho sự phát triển cơ bản, lâu dài của Cty. Từ kết quả SX thực nghiệm trên các loại cây trồng chủ yếu, Cty sẽ chắt lọc, sáng tạo, đưa tới nhà nông những chủng loại phân bón có hiệu quả tối ưu với từng vùng đất, từng loại và từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, giúp nông dân thu được lợi ích sản xuất cao nhất, lại bảo vệ sức khỏe và môi trường”.

Cũng theo ông Phong, Cty sẽ tiếp tục đầu tư, hướng đến một trung tâm nghiên cứu - thực nghiệm nông nghiệp mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế không chỉ với phân bón mà cả đất, nước và giống cây trồng. “Do đã tạo dựng được uy tín cho thương hiệu phân bón của mình, nên hằng năm có nhiều đoàn đại biểu nông dân trong cả nước nhân các chuyến tham quan du lịch đã ghé thăm Cty.

Bà con được giới thiệu những dây chuyền SX phân bón hiện đại, tới đây sẽ được tham quan khu nghiên cứu - thực nghiệm này, niềm tin của nhà nông vào các sản phẩm của Cty sẽ được củng cố bền vững. Đây cũng chính là trách nhiệm đến cùng của Cty với SX nông nghiệp và bà con nông dân.

TRẦN ĐÌNH THẾ

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm