| Hotline: 0983.970.780

Hướng tới nền “kinh tế xanh”

Thứ Năm 30/06/2011 , 13:46 (GMT+7)

Ngày 28/6, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT phối hợp với Trung tâm Đa dạng Sinh học (ĐDSH) ASEAN, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Chương trình Sáng kiến giảm nghèo-môi trường của UNDP khu vực châu Á Thái Bình Dương tổ chức hội nghị khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với chủ đề: “Kinh tế học của ĐDSH và các hệ sinh thái hướng tới nền Kinh tế xanh” (TEEB).

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hứa Đức Nhị cho biết: VN đã quy hoạch 16,2 triệu ha cho phát triển rừng, chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Việc quy hoạch một diện tích rất lớn như vậy cho phát triển rừng là một quyết tâm chính trị rất lớn cho bảo vệ môi trường sinh thái và ĐDSH.

Tuy nhiên, theo ông Nhị, việc bảo vệ và phát triển rừng luôn đứng trước thách thức lớn, nhất là đối với nước đang phát triển như VN, khi mà phần lớn dân cư vẫn sống dựa vào rừng và nông nghiệp. Trong khi cây lâm nghiệp luôn kém sức cạnh tranh so với các cây trồng nông nghiệp khác. “Cơ chế chính sách của Chính phủ về phí khoán bảo vệ rừng, việc đầu tư cho phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng và hỗ trợ cho phát triển sản xuất cùng hàng loạt cơ chế hỗ trợ cho phát triển miền núi là đáng khích lệ. Thêm vào đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thực sự là cơ chế mở cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. TEEB là vấn đề rất mới mẻ, chúng ta hy vọng hội nghị không chỉ làm rõ những vấn đề về khái niệm, mà còn chỉ ra những cách thức để đưa sáng kiến này vào cuộc sống” - ông Nhị nói.

Theo TS Juegen Hess, GĐ Chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên của GIZ thì việc chưa định giá được giá trị kinh tế của các hệ sinh thái là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự mất mát rừng và ĐDSH. Các tổn thất cho phúc lợi của con người trên toàn thế giới được ước tính lên tới hàng nghìn tỷ USD trong vốn tự nhiên mỗi năm. Người nghèo đang bị ảnh hưởng nhất bởi vì sinh kế và thu nhập của họ phụ thuộc phần lớn vào các hệ sinh thái. Các yếu tố tiêu cực bên ngoài của các hoạt động kinh tế cần được định lượng và công khai để giảm thiểu nó một cách thiết thực. Những lợi ích thu được từ dịch vụ hệ sinh thái phải được đảm bảo vượt xa chi phí ngăn chặn mất mát nó.

Đại sứ CHLB Đức tại VN cho biết, TEEB là nghiên cứu về giá trị kinh tế của các hệ sinh thái và ĐDSH để đánh giá được các thiệt hại kinh tế và các chi phí gia tăng do suy thoái hệ sinh thái và mất mát ĐDSH trên toàn cầu. Từ đó đề xuất các giải pháp tương ứng cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân.

TS Jyotsna Puri, Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc nhận định, VN đã đầu tư 1,1 tỷ USD cho việc phục hồi rừng ngập mặn tự nhiên, nhưng đã tiết kiệm được 7,3 tỷ USD đầu tư vào việc cứu hệ thống đê bao. Sáng kiến kinh tế xanh của UNDP đề xuất thế giới nên đầu tư khoảng 2% GDP toàn cầu vào 10 lĩnh vực chính có thể khởi đầy một giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế xanh sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu các-bon. Cần phải thúc đẩy đầu tư của các DN và tư nhân vào trồng rừng, Chính phủ VN phải hỗ trợ DN trồng rừng bằng cải cách chính sách. Rừng phải được đầu tư như một loại tài sản và quản lý rừng cần luôn đi cùng với hệ thống kế toán hiệu quả và minh bạch...

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất