| Hotline: 0983.970.780

Huyện 'tồn kho' hàng chục ngàn sổ đỏ!

Thứ Sáu 27/10/2017 , 13:30 (GMT+7)

Đến thời điểm đầu năm 2016 huyện này vẫn còn “tồn kho” 20.400 sổ đỏ, trong đó có 14.826 sổ đỏ đất ở và 5.574 sổ đỏ đất nông nghiệp...

07-34-00_1
Nông dân các vùng nông thôn suốt ngày bám ruộng nên ít quan tâm đến chuyện đổi nhận sổ đỏ

Trong khi nhiều hộ dân ở xã Cát Hanh (huyện Phù Cát, Bình Định) suốt mấy năm nay mỏi mắt mong ngóng Dự án “Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam” (Dự án VLAP) cấp đổi sổ đỏ (NNVN đã có bài phản ánh) thì tại huyện Tuy Phước hiện đang “tồn kho” đến hàng chục ngàn sổ đỏ. Nguyên nhân gì người dân ở đây không “mặn mà” đi lấy sổ?
 

Chính quyền “ngóng” dân đổi nhận sổ đỏ

Theo ông Trần Kỳ Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, tính đến đầu năm 2016, các ngành chức năng của huyện này đã lập hồ sơ đăng ký, xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho 131.416 hộ gia đình, cá nhân trên toàn huyện. Trong đó, có 106.108 hồ sơ đủ điều kiện cấp sổ đỏ; 25.308 hồ sơ không đủ điều kiện, chưa được cấp sổ đỏ.

Theo đó, UBND huyện Tuy Phước đã ký 105.100 sổ đỏ, Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành giao 84.700 sổ đỏ cho người dân, trong đó có 10.448 sổ đỏ đất ở và 74.252 sổ đỏ đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, đến thời điểm đầu năm 2016 huyện này vẫn còn “tồn kho” 20.400 sổ đỏ, trong đó có 14.826 sổ đỏ đất ở và 5.574 sổ đỏ đất nông nghiệp. Sau 1 thời gian dài ngành chức năng và chính quyền các cấp huyện Tuy Phước đã có nhiều nỗ lực nhưng đến gần cuối năm 2017 rồi mà số lượng sổ đỏ “tồn kho” nói trên vẫn chưa giải quyết được bao nhiêu.

Theo ngành chức năng huyện Tuy Phước, sau khi thực hiện Dự án VLAP, hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện được xây dựng với công nghệ thông tin đất đai hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu chỉnh lý và đăng ký biến động về đất đai.

Đồng thời, cơ sở dữ liệu được xây dựng theo mô hình tập trung và kết nối liên thông giữa tỉnh - huyện - xã; cho phép cán bộ quản lý đất đai tra cứu, cập nhật thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều sổ đỏ huyện đã ký nhưng vẫn còn “tồn kho” vì người dân không nhận.
 

Năm nay phải giải quyết xong tồn đọng

1 trong những nguyên nhân dẫn tới việc tồn đọng sổ đỏ ở huyện Tuy Phước, theo phản ánh của người người dân, là do trong sổ đỏ mới có nhiều sai sót, chênh lệch về diện tích đất so với sổ cũ, hoặc không có tài sản trên đất và sai tên, năm sinh của chủ hộ so với sổ cũ, do đó họ trù trừ chưa muốn nhận.

07-34-00_2
Chỉ những nộ nông dân có chăn nuôi mới cần sổ đỏ để thế chấp ngân hàng vay vốn mở rộng quy mô chăn nuôi

Bên cạnh đó, một số người dân, nhất là vùng nông thôn ít khi quan tâm đến giấy tờ về đất, là căn cứ pháp lý cao nhất để người dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực sử dụng đất đai; chỉ khi nào cần đến việc buôn bán hoặc thế chấp thì mới đến yêu cầu nhận sổ đỏ của mình. Cũng có nhiều trường hợp sổ đỏ cũ bị mất hoặc đang thế chấp, tín chấp để vay vốn mở rộng chăn nuôi nên các hộ dân không có sổ cũ để đổi nhận.

Theo ông Trần Kỳ Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, còn có 1 lý do khác là những trường hợp lấn chiếm đất, diện tích trong sổ mới cao hơn sổ cũ, khi đổi nhận sổ mới thì họ sợ chính quyền làm khó về diện tích dôi dư do lấn chiếm hoặc phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ tài chính trên diện tích đất dôi dư nên chần chừ không nhận.

Trước thực tế trên, trong năm 2016 Huyện ủy Tuy Phước đã ra Nghị quyết, chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn huyện trong năm 2017 này phải giải quyết xong những sổ đỏ còn đang tồn đọng. Theo đó, ngành chức năng và chính quyền các địa phương phải tăng cường công tác phân loại đối tượng thụ hưởng trực tiếp Dự án VLAP và tích cực tuyên truyền để họ đổi nhận sổ.

“Chúng tôi đã chỉ đạo cho ngành chức năng và chính quyền các địa phương phân loại 2 loại đối tượng nói trên ra để giải quyết, đặc biệt là đối tượng còn nợ tài chính. Nếu diện tích dôi dư giữa sổ mới và sổ cũ do lấn chiếm mà không phù hợp quy hoạch thì thu hồi, còn nếu phù hợp quy hoạch theo thời điểm thì cho họ nhận sổ mới và cho nợ tài chính diện tích đất dôi dư.

Những sổ do hộ dân không quan tâm đến đất đai thì tích cực tuyên truyền về những mặt lợi ích và vận động họ đi đổi nhận sổ mới. Phải thực hiện đồng bộ như vậy thì may ra trong năm nay mới giải quyết được số sổ đỏ đang còn tồn đọng”, ông Trần Kỳ Quang quả quyết.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất