| Hotline: 0983.970.780

Kẻ chặt tay cướp SH vẫn tươi cười khi ra tòa

Thứ Hai 24/03/2014 , 08:59 (GMT+7)

Hồ Duy Trúc - tướng cướp băng chặt tay cô gái đi xe SH - vẫn tươi cười vẫy chào người thân khi ra tòa.

Được dẫn đến TAND Tối cao tại TP HCM trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát,  Hồ Duy Trúc - tướng cướp băng chặt tay cô gái đi xe SH, tươi cười vẫy chào người thân.

Sáng 24/3, Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xem xét đơn xin giảm án tử hình của Hồ Duy Trúc. Được cả chục cảnh sát áp giải vào phòng xử từ khá sớm, Trúc tỏ ra bình thản. Thỉnh thoảng, tên này quay sang nói chuyện với đồng phạm Hồ Văn Luông.

Đại diện Toà Phúc thẩm cho biết, trong lần xử này, lực lượng an ninh được tăng cường để đảm bảo trật tự cho phiên tòa. Cảnh sát được bố trí đứng ken đặc ngoài hành lang phòng xử lớn nhất Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM. Các cửa ra vào được kiểm tra nghiêm ngặt.

8h40 phiên xử bắt đầu, song không có một người thân nào của các bị cáo có mặt trong phòng xử.

Ngoài Hồ Duy Trúc bị cấp sơ thẩm tuyên án tử hình, còn có 2 bị cáo khác là Trần Văn Luông (25 tuổi, quê Bến Tre) và Trần Thanh Tuyền (22 tuổi, quê Ninh Thuận) - đồng phạm với Trúc trong hầu hết các vụ cướp - cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt chung thân và 20 năm tù.

Theo nội dung vụ án, sau khi tham gia thực hiện một số vụ cướp ở quê Ninh Thuận và bị cơ quan chức năng truy quét, Trúc cùng Nguyễn Hoàng Phương bỏ vào Sài Gòn rủ thêm Luông, Tuyền và một số thanh niên sống lang thang lập thành nhóm cướp mới. Không có nghề nghiệp, chúng thuê phòng trọ sống chung rồi đi cướp lấy tiền tiêu xài và dùng hàng đá.

Chiều 24/11/2012, sau khi tổ chức uống rượu tại phòng trọ, Trúc rủ Luông cùng đồng bọn mang theo mã tấu chạy xe trên các tuyến đường vắng người thuộc địa bàn quận 7, quận 2 và huyện Nhà Bè để tìm "con mồi" cướp tài sản. Khi đến chân cầu Phú Mỹ, chúng phát hiện chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (30 tuổi) chạy SH theo hướng từ quận 7 sang quận 2 nên đã bám theo.

Đến đoạn đường vắng, Luông chạy xe vượt lên chặn đầu, Trúc ngồi phía sau vung dao chém liên tiếp 3 nhát vào tay chị Thúy làm cả người và xe ngã xuống đường. Trúc chạy đến định cướp xe nhưng không nổ máy được nên bỏ lại. Đồng bọn của hắn từ phía sau lao đến giật phăng túi xách trên người nạn nhân rồi cả bọn tăng ga bỏ trốn. Vết chém mạnh của Trúc làm bàn tay chị Thúy đứt lìa. Người dân phát hiện đưa chị đi cấp cứu, kịp thời nối lại được bàn tay nhưng để lại thương tật 47%.

Trước khi gây ra vụ án kinh hoàng này, cũng với chiêu thức "chém trước, cướp sau", băng nhóm do Trúc cầm đầu đã thực hiện 14 vụ cướp khác trên địa bàn TP HCM gây thương tích 12 người.

Hồi tháng 12/2013, TAND TP HCM đã xử sơ thẩm tuyên phạt Trúc mức án tử hình, Trần Văn Luông tù chung thân về tội Cướp tài sản. Cũng bị kết án về tội này, các bị cáo Nguyễn Hoàng Phương (20 tuổi), Huỳnh Thanh Sơn (31 tuổi, quê Tây Ninh) và Trần Thanh Tuyền phải nhận từ 12 đến 20 năm tù.

Liên quan đến vụ án, 3 bị cáo khác nhận từ 9 tháng đến 12 năm tù về các tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng. Bị cáo Trúc, Luông và Tuyền đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngoài bản án này, Trúc vừa bị TAND tỉnh Ninh Thuận tuyên phạt 12 năm tù trong 2 vụ cướp khác tại tỉnh này.

VnExpress

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm