| Hotline: 0983.970.780

Kế hoạch giấu tội của cô vợ vứt xác chồng xuống sông

Thứ Bảy 27/05/2017 , 13:49 (GMT+7)

Cầm kiếm sát hại chồng khi bị đòi đưa tiền mang đi đánh bạc, Thưa lái ôtô vượt chở xác từ Thái Nguyên đưa đến Lạng Sơn định chôn phi tang song lại đưa về vứt dưới sông Cầu.

Sáng 14/11/2013, trong lúc thu các giỏ tôm, cá ở sông Cầu, xã Đồng Liên (huyện Phú Bình, Thái Nguyên), một nông dân phát hiện xác anh Dương Đình Bằng (44 tuổi, trú xã Thượng Đình) mặc quần lót nổi trên sông. Thi thể bị biến dạng với nhiều vết chém.

Công an tỉnh Thái Nguyên ghi nhận đây không phải là nơi xảy ra vụ án. Nạn nhân có thể bị sát hại từ địa điểm khác, xác được đem đến sông Cầu phi tang.

Vợ nạn nhần là chị Trương Thị Thưa (32 tuổi) cung cấp thông tin, tối 3 hôm trước chồng ra khỏi nhà, mang theo 60 triệu đồng, không cầm điện thoại. Chị này cho rằng do chồng mê cờ bạc, nợ nần, có mối quan hệ xã hội phức tạp nên án mạng đã xảy ra.

Hiện trường phát hiện thi thể anh Bằng. Ảnh: Việt Dũng

Cảnh sát rà soát, lấy lời khai hàng chục thanh niên và rò la các băng nhóm giang hồ ở Thái Nguyên song không tìm thấy bằng chứng họ có liên quan cái chết của anh Bằng.

Khi mọi việc đang "rối như tơ vò", cảnh sát nhận được nguồn tin, thời điểm anh Bằng rời nhà, vợ anh ta đã đi tìm ở nhiều nơi. Đây là điều không bình thường vì anh Bằng thường xuyên vắng nhà để đi đánh cờ bạc. Hơn nữa, những ngày ngày vợ anh bằng lại dọn dẹp nhà từ rất sớm, gom một số đồ đạc đốt ở sân.

Nghi ngờ người vợ có liên quan, cảnh sát bí mật kiểm tra chiếc ôtô 4 chỗ của gia đình này, phát hiện có nhiều vết máu lạ dưới ghế và thành xe. Trong căn nhà, có mùi tanh khác thường. Hai con của anh Bằng cho biết tối hôm 10/11/2013 nghe tiếng động lớn, khi chạy ra thì thấy bố lăn qua lăn lại. Mẹ các bé giải thích "bố bị say rượu, ăn tiết canh rồi nôn", nhắc hai anh em trùm kín chăn "không được nhìn". 

ke-hoach-giau-toi-cua-co-vo-vut-xac-chong-xuong-song-1

Thưa phải lĩnh án chung thân về tội giết chồng.

Ban chuyên án nhận định Thưa là nghi can số một của vụ án nhưng tạo điều kiện để cô này lo hậu sự cho chồng nên chưa thực thi lệnh bắt. Sáng 15/11/2013, tại đám tang anh Bằng, Thưa khóc nức nở, thỉnh thoảng liếc cảnh sát.

Chiều cùng ngày, khi việc tang gia đã xong xuôi, ban công bố việc bắt giữ. Ban đầu, người phụ nữ 32 tuổi phủ nhận song khi được giải thích về các vết máu trên xe và dưới nền thì Thưa không lý giải được.

Liên quan vụ án, cảnh sát bắt thêm mẹ của Thưa là bà Nguyễn Thị Uấn (65 tuổi), Nguyễn Văn Hồ (31 tuổi, em họ), Hoàng Văn Tuấn (38 tuổi, anh rể Hồ) với cáo buộ che giấu, không tố giác tội phạm.

Thưa khai nhiều năm trước gặp anh Bằng trong sới bạc rồi tự nguyện theo về làm vợ mà không trải qua cưới hỏi. Vợ chồng có hai người con, cuộc sống ban đầu khá giả, có nhà lầu, xe hơi, song thời gian gần đây anh Bằng liên tục thua bạc, nợ nần nhiều. Anh thường lấy tiền hàng của Thưa đem đi đánh bạc nên vợ chồng lục đục.

Tối 10/11/2013, anh Bằng bắt Thưa đưa tiền để đi đánh bạc, ép gọi điện thoại yêu cầu mẹ bán đất. Và khi không được đáp ứng, anh Bằng dí kiếm vào cổ vợ buộc mở két bạc. Trong lúc giằng co, Thưa đoạt được hung khí, khua qua khua lại khiến chồng tử vong. Hoảng sợ, Thưa cùng ngất đi khỏng một tiếng.

Tỉnh dậy, biết chồng đã chết, Thưa bọc xác chồng vào chăn, đưa lên xe chở tới Lạng Sơn phi tang. Tại đây, cô ta gặp Hồ (em họ) và Tuấn (anh rể Hồ) nói rằng anh Bằng bị xã hội đen giết chết, nhờ chôn cất hộ, sẽ trả chi chi phí. Hai người họ hàng nhận lời, song không dám chôn mà báo cho mẹ đẻ của Thưa là bà Uấn. Biết con gây tội ác, người mẹ gọi điện trao đổi với Thưa, sau đó nhờ Hồ và Tuấn đưa xác con rể trở lại Thái Nguyên để cùng Thưa phi tang thi thể xuống sông Cầu.

Tạo chứng cứ giả, khi về nhà, Thưa vờ đi tìm chồng, mua sim rác tự nhắn vào máy chồng với nội dung "ra sông mà nhặt xác chồng về" nhằm đánh lạc hướng do anh Bằng nợ nần nhiều không trả được nên bị xã hội đen giết chết.

Tháng 5/2014, TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên phạt Thưa án tù chung thân về tội Giết người. Bà Uấn bị phạt 6 tháng tù treo, Hồ và Tuấn 15 tháng tù cùng tội Che giấu, không tố giác tội phạm.

(vnexpress.net)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm