| Hotline: 0983.970.780

"Kéo" doanh nghiệp về nông thôn

Thứ Năm 16/09/2010 , 13:15 (GMT+7)

Sau hơn 1 năm chính thức bắt tay thực hiện thí điểm xây dựng mô hình NTM tại 11 xã điểm trên cả nước, hôm qua (15/9), đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng BCĐ Chương trình xây dựng NTM đã chủ trì hội nghị cùng lãnh đạo các Bộ - ngành TƯ cùng 11 xã điểm NTM tổng hợp, đánh giá những kết quả bước đầu.

Đồng chí Trương Tấn Sang chỉ đạo hội nghị
Sau hơn 1 năm chính thức bắt tay thực hiện thí điểm xây dựng mô hình NTM tại 11 xã điểm trên cả nước, hôm qua (15/9), đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng BCĐ Chương trình xây dựng NTM đã chủ trì hội nghị cùng lãnh đạo các Bộ - ngành TƯ cùng 11 xã điểm NTM tổng hợp, đánh giá những kết quả bước đầu.  

Theo tổng hợp đánh giá tiến độ hoàn thành các tiêu chí đạt được ở 11 xã điểm xây dựng NTM của BCĐ TƯ, tính đến cuối tháng 8/2010, ở 11 xã thí điểm xây dựng mô hình NTM bình quân đã có từ 8-9 trên tổng số 19 tiêu chí đã đạt yêu cầu, tương đương hơn 48% so với bộ tiêu đề ra. Trong đó, đã có hơn 90% số xã hoàn thành yêu cầu về một số tiêu chí như: Tổ chức SX, quy hoạch NTM, môi trường nông thôn, hệ thống chính trị, đảm bảo ANTT nông thôn, bưu điện xã... Các tiêu chí như hệ thống y tế, văn hóa cơ sở, hệ thống điện...cũng đã có gần 50% số xã đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số tiêu chí như giao thông, giảm tỉ lệ hộ nghèo, môi trường, chợ và môi trường nông thôn... tỉ lệ các xã thí điểm đạt còn thấp. Đặc biêt, có hai chỉ tiêu: Thu nhập bình quân đầu người (yêu cầu chuẩn phải gấp 1,4 lần so với mức bình quân toàn tỉnh) và chuyển dịch cơ cấu lao động (lao động trong nông nghiệp tới cuối năm 2011 chiếm dưới 40%) tỉ lệ hoàn thành chỉ tiêu rất thấp. Hầu hết lãnh đạo các xã tham gia thí điểm xây dựng NTM, đặc biệt là các xã ở trung du miền núi đều bày tỏ ái ngại, 2 chỉ tiêu này sẽ khó mà đạt được từ nay đến cuối năm 2011.

Chủ tịch UBND xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội) vui mừng cho biết: Nhờ có chủ trương cho phép quy hoạch và bán đất xen kẹt, đấu thầu đất, lại được nhiều DN tham gia hợp tác cùng nông dân thực hiện nhiều mô hình SXNN trong chương trình NTM nên tới nay, bộ mặt KT-XH của Thụy Hương đã thay đổi mạnh mẽ. Hiện tại, xã này cùng với Tân Thông Hội (Củ Chi, TPHCM) đã đạt được 13/19 tiêu chí NTM. Kế hoạch đến cuối năm 2010, Thụy Hương sẽ hoàn thành 16/19 tiêu chí và sang năm 2011 sẽ hoàn thành cơ bản bộ tiêu chí NTM.

Đồng chí Trương Tấn Sang: 

“Việc triển khai xây dựng thí điểm NTM phải gắn kết và lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Theo đó, công trình nào thuộc chương trình NTM, nhưng cũng đã có chương trình MTQG làm rồi thì không làm lại nữa. Nếu công trình làm chưa xong hay chưa giải ngân vốn kịp thời thì đề nghị Bộ KH- ĐT, Bộ Tài chính có cơ chế giải ngân linh hoạt để hoàn thành sớm công trình. Những công trình “cứng” thuộc chương trình NTM như trụ sở, nếu còn sử dụng tốt mà không quá chênh lệch so với tiêu chí NTM đề ra thì kiên quyết không đập đi xây lại. Chỉ nâng cấp sửa chữa cho đạt yêu cầu”

Tuy nhiên, lãnh đạo xã Thụy Hương vẫn e dè về việc hạ được cơ cấu lao động nông nghiệp xuống dưới 40% vào cuối năm 2011 do hiện tại, mặc dù đã nhiều cố gắng nhưng tỉ lệ lao động động nông nghiệp của xã vẫn còn gần 50%. Ở một khía cạnh khác, lãnh đạo xã này cho rằng mặc dù Thụy Hương là xã không phải trông chờ vào kinh phí từ TƯ để xây dựng NTM nhưng nếu không trông chờ vào kinh phí TƯ thì sẽ rất khó khăn, đặc biệt là hoàn thành chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu lao động.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định) than khó: Hải Đường là xã chuyên canh lúa chứ không phải xã ven đô. Hiện nay TƯ đang “quản” rất chặt đất lúa nên không thể mang đất lúa ra mà bán, đấu thầu hay cho DN vào đầu tư. Mà không có DN vào thì lao động nông nghiệp sẽ chuyển dịch đi đâu, thu nhập làm nông vẫn sẽ rất thấp? Vì vậy theo ông Chung, tiêu chí thu nhập bình quân đầu người và chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ rất khó hoàn thành trong nhiều năm chứ không chỉ trong một vài năm tới. 

Cũng về vấn đề thực hiện các tiêu chí, BQL xây dựng NTM xã Mỹ Long Nam (Trà Vinh) cho biết sau hơn một năm bắt tay thực hiện xây dựng NTM, xã này đã có chuyển biến rõ rệt về kinh tế với sự hình thành các vùng SXNN chuyên canh. Nhờ có các DN đầu tư công nghệ chế biến, các HTXNN cũng hoạt động năng động hiệu quả. Tuy nhiên, còn một vài tiêu chí như đường giao thông, nhà ở dân cư... các xã ĐBSCL sẽ khó mà hoàn thành do đặc thù địa hình kênh rạch lầy thụt. “Yêu cầu của Bộ tiêu chí là nhà ở NTM phải cứng hóa. Nhưng tập quán người dân ĐBSCL ở nhà lá. Mà nhà lá thì không hẳn là nghèo. Vì vậy có nên thay đổi tiêu chí đánh giá việc hoàn thành các tiêu chí NTM?”, ông Nguyễn Quang Rằm, Chủ tịch UBND xã Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang) băn khoăn. 

Bộ Tài chính cùng Bộ KH- ĐT nêu kiến nghị: Đối với 6 hạng mục “cứng” của chương trình NTM (như trường học, trụ sở UBND, đường giao thông...), nhiều xã thậm chí có trụ sở mới xây khang trang còn sử dụng tốt nhưng chưa đạt theo tiêu chí cũng đề nghị phá đi xây lại. Có xã thậm chí đề nghị làm 2-3 đường giao thông vào trung tâm xã... với kinh phí hàng trăm tỉ đồng mà không biết nguồn kinh phí lấy từ đâu....Vì vậy đề nghị thời gian tới, các xã cần sát sao hơn trong việc đề xuất các công trình cần xây dựng. Những công trình “cứng” còn sử dụng tốt thì kiên quyết không phá xây lại mà chỉ nâng cấp sửa chữa.
Chỉ đạo hướng xây dựng NTM tại 11 xã điểm trong thời gian tới, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Bộ tiêu chí NTM chỉ là bộ khung chung cho các xã trên cả nước. Trong đó có những tiêu chí mà xã ở vùng miền nào cũng phải thực hiện như trường học, trạm y tế, môi trường... Tuy nhiên, các địa phương ở các vùng miền khác nhau cần vận dụng sáng tạo theo đặc thù riêng của mình. Chủ trương xây dựng NTM không cứng nhắc trong vấn đề đó mà để địa phương chủ động vận dụng một các linh hoạt theo điều kiện riêng. Ban chỉ đạo NTM TƯ hoan nghênh những địa phương có sáng kiến trong quá trình áp dụng các tiêu chí xây dựng NTM. 

Đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động và thu nhập bình quân đầu người, đồng chí Trương Tấn Sang chỉ đạo: Đây là hai tiêu chí cơ bản và cũng là khó khăn nhất của chương trình NTM. Tuy nhiên, chúng ta không bằng mọi giá để đạt được tiêu chí này trong thời gian ngắn mà cần nỗ lực, chủ động để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch này. Để chuyển được lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác và tăng thu nhập bình quân đầu người, chỉ có hướng đưa công nghiệp về nông thôn. Việc phát triển nông nghiệp cũng phải gắn liền với DN chế biến.

“Thực tế các xã thí điểm xây dựng NTM có chuyển biến rõ nét nhất trong thời gian qua như Mỹ Long Nam (Trà Vinh), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thịnh (Bắc Giang)...đều có sự vào cuộc của DN rất mạnh mẽ. Đưa DN về nông thôn rất khó, nhưng đó là mấu chốt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và thu nhập cho người dân...”, đồng chí Trương Tấn Sang lưu ý.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm