| Hotline: 0983.970.780

Kết cục bi thảm của nữ điệp viên quyến rũ nhất Thế chiến II

Thứ Sáu 19/01/2018 , 13:15 (GMT+7)

Christine Granville, điệp viên yêu thích nhất của Thủ tướng Anh Winston Churchill, luôn mang một con dao dài 18 cm giấu trong chiếc bao da đeo bên đùi. Nhưng vũ khí nguy hiểm nhất mà Granville nắm giữ lại chính là khả năng quyến rũ đàn ông...

10-08-02_nh
Christine Granville. Ảnh: Spy Museum.

“Với một khẩu súng lục, bạn có thể chống lại nhiều nhất là một người. Với một quả lựu đan cầm tay, bạn có thể đối đầu với 5, thậm chí 10 người”, Granville giải thích.

Nhưng vũ khí nguy hiểm nhất mà Granville nắm giữ lại chính là khả năng quyến rũ đàn ông mà như lời một người hâm mộ miêu tả bà thừa sức “làm mù mắt” bất cứ ai chi bằng ánh nhìn. Tên thật của Christine Granville là Skarbek Krystyna. Bà sinh năm 1908 ở Ba Lan. Cha bà là một nhà quý tộc Công giáo La Mã nhưng nghèo khó. Mẹ bà là người Do Thái. Năm 14 tuổi, Krystyna bị đuổi khỏi trường dòng vì đã châm lửa đốt áo của một tu sĩ khi ông đang giảng đạo.

Năm 1931, Christine, 23 tuổi, giành chiến thắng một cuộc thi sắc đẹp ở khu vực. Là người ưa mạo hiểm, bà thích trượt tuyết tới quốc gia láng giềng Tiệp Khắc, trốn tránh các cuộc tuần tra của lính biên phòng để buôn lậu thuốc lá trở lại thành phố Zakopane, Ba Lan.

Ngày 1/9/1939, phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan. Granville lúc bấy giờ kết hôn với Jerzy Gizycki, một nhà ngoại giao giàu có từng làm lãnh sự Ba Lan ở Đông Phi. Được tin phát xít Đức xâm lược, họ từ châu Phi tới London, Anh.

Jerzy tiếp tục tới Pháp nhưng Christine, với máu ưa mạo hiểm có sẵn, lại không muốn theo chồng. Bà đã tiếp cận cơ quan mật vụ Anh với một kế hoạch không tưởng.

Bà đề nghị được tới Hungary, quốc gia khi ấy vẫn còn trung lập, rồi từ Hungary trượt tuyết tới Ba Lan. Bà sẽ nhận trách nhiệm thu thập thông tin tình báo từ Ba Lan rồi gửi về London.

Tháng 2/1940, Granville tới Ba Lan. Nơi đây không chỉ bị tàn phá bởi chiến tranh mà còn đang phải chịu một mùa đông lạnh giá nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, những trở ngại này không thể ngăn bước chân Christine.

Cuộc đời điệp viên của Granville có rất nhiều câu chuyện để kể. Không phải tự nhiên mà bà trở thành nữ điệp viên được Churchill yêu thích nhất. Một bản ghi nhớ nội bộ về Granville còn lưu lại viết rằng bà “là một phụ nữ cực kỳ thông minh, ăn vận giản dị nhưng quý phái, có một vẻ ngoài hoàn hảo và chắc chắn là một món quà”.

Granville gia nhập tại Cục D của MI6, ban chuyên trách tìm ra những phương thức nhằm phá hoại nỗ lực chiến tranh của phát xít Đức.

Niềm căm thù của Granville đối với phát xít Đức lên tới đỉnh điểm vào tháng 11/1940 khi Granville biết tin mẹ bà bị bắt ở Warsaw, bị chuyển tới trại tập trung Auschwitz và qua đời tại đây.

Tháng 1/1941, bà bị cảnh sát Hungary, hành động nhân danh Gestapo (mật vụ Đức Quốc xã), bắt giữ ở Budapest. Lực lượng an ninh Đức giam bà vì cho rằng Granville đang hoạt động tình báo. Lúc đó, Granville đang mắc bệnh cúm. Bà đã nhanh trí cắn vào lưỡi cho chảy máu rồi giả vờ ho. Cảnh sát Đức tưởng bà mắc bệnh lao nên đã trao trả tự do cho bà.

Tháng 7/1944, một tháng sau ngày quân Đồng minh đổ bộ vào bãi biển vùng Normandy để giải phóng Pháp khỏi phát xít Đức, Granville nhảy dù đáp xuống đông nam Pháp. Bà nhận nhiệm vụ truyền tin giữa các tổ chức kháng chiến ở đây.

Như thường lệ, Granville không bao giờ để lộ chút sợ hãi nào. Một ngày, bà bị lính phát xít Đức chặn lại trong lúc đang mang theo tấm bản đồ khu vực viết bằng tiếng Anh được in trên vải và giấu trong quần áo.

Không thể chạy, ẩn náu hay kháng cự, bà bình tĩnh chủ động lấy tấm bản đồ ra rồi dùng nó để buộc tóc trước khi tươi cười trò chuyện với đối phương, thuyết phục chúng rằng bà chỉ là một phụ nữ địa phương.

Một lần khác, bà cùng một số thành viên quân kháng chiến bị lính canh biên giới của quân phát xít bắt gặp. Cả đoàn bị truy đuổi gắt gao. Họ phải trốn trong các bụi rậm. Kẻ địch mang theo cả những con chó béc giê được huấn luyện để cắn gãy cổ người. Tuy nhiên, chúng cũng không thể làm Granville hoảng sợ. Bà bình tĩnh vòng tay qua cổ một con chó, khiến nó ngoan ngoãn nằm yên bên bà, bỏ qua tiếng huýt sáo gọi của chủ.

Thành công lớn nhất của Granville là bà từng cứu thoát ba điệp viên bị Gestapo bắt giữ khỏi khám tử tù. Nhờ hồi lộ giám ngục, bà thâm nhập vào trại giam. Tại đây, Granville tự xưng là cháu gái Thống chế Montgomery của nước Anh, rồi cảnh cáo kẻ cầm đầu rằng nếu chúng xử tử ba nhân viên tình báo này thì sẽ bị quân Đồng minh trả thù. Nhờ vậy, cả 4 người đã trốn thoát an toàn.

Chiến tranh kết thúc, giới tình báo ca ngợi Granville như một trong những nữ điệp viên xinh đẹp và lừng danh nhất Thế chiến II. Tuy nhiên, nữ điệp viên huyền thoại lại có một kết cục bi thảm. Granville bị chính người tình cũ ám sát vào năm 1952 khi bà chấp nhận lời cầu hôn của Andrzej Kowerski, người từng sát cánh bên bà trong những năm chiến tranh.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất