| Hotline: 0983.970.780

Khá lên nhờ GAP

Thứ Hai 15/06/2015 , 09:40 (GMT+7)

Ở ấp Suối Thông B (xã Đạ Ròn, Đơn Dương, Lâm Đồng) có một tổ hợp tác của mấy chục hộ nông dân trồng rau. 

Nhờ kiên trì SX rau củ quả theo tiêu chuẩn GAP (thực hành nông nghiệp tốt) mà luôn có đầu ra ổn định...

08-28-04_nh-kh-len-nho-gp
Cà chua trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Suối Thông

Đó là tổ hợp tác rau an toàn Suối Thông, do ông Đinh Trọng Hùng làm tổ trưởng. Ông Hùng là người có nhiều năm kinh nghiệm SX rau củ quả. Lúc đầu, ông khởi nghiệp bằng cây bắp, cây lúa. Tới năm 2000, ông bắt đầu chuyển sang trồng các loại rau củ quả.

Nắm bắt và làm chủ kỹ thuật SX các loại rau củ quả thích hợp với đất Đơn Dương không phải là chuyện khó đối với ông Hùng. Nhưng đầu ra cho sản phẩm thì lại luôn khiến cho ông phải trăn trở, âu lo, bởi phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.

Thương lái thường xuyên ép giá người trồng rau và muốn mua bao nhiêu thì mua vì chẳng có gì ràng buộc giữa 2 bên. Do thường xuyên chịu thiệt thòi như thế, nên suốt nhiều năm trồng rau, ông Hùng cũng như nhiều hộ nông dân trong thôn vẫn chưa thể khá lên được.

Năm 2007, ông Hùng được một người quen giới thiệu hợp tác làm rau an toàn theo tiêu chuẩn MetroGAP để cung cấp cho hệ thống Metro. Chưa làm rau an toàn bao giờ, nhưng ông Hùng cũng mạnh dạn đồng ý và rủ một số người trong thôn như ông Phúc, ông Toản... cùng làm. Tổng cộng có 5 hộ đã tham gia cùng nhau lập thành một tổ hợp tác, với diện tích ban đầu chừng 5 ha.

Nhờ có kỹ sư hướng dẫn tận tình từng khâu, từng bước, từ việc ghi chép sổ sách hàng ngày tới sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu sao cho đúng lúc, đúng cách, không để lại dư lượng trên rau quả... nhóm của ông Hùng đã nhanh chóng nắm và làm chủ được quy trình SX rau của quả an toàn theo tiêu chuẩn MetroGAP.

Kế hoạch SX được xây dựng một cách bài bản, thiết thực, sao cho phù hợp với khả năng thu mua, tiêu thụ của siêu thị đối với từng loại sản phẩm... Nhờ đó, sản phẩm rau củ quả của họ đều được Metro tiêu thụ hết với giá cao hơn giá thị trường. Nhiều hộ trong thôn thấy vậy rủ nhau xin vào tổ hợp tác.

Hiện tại mỗi ngày tổ hợp tác cung ứng cho Metro khoảng 10 tấn rau củ quả VietGAP, chiếm tới 30% lượng rau củ quả ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cung ứng cho hệ thống siêu thị này.

Đến năm 2009, Tổ hợp tác rau an toàn Suối Thông đã có tới 30 hộ thành viên, với khoảng 40 ha đất SX. Tuy nhiên, làm GAP không phải ai cũng theo được. Những ai không đủ kiên nhẫn để luôn tuân thủ đúng theo quy trình SX hay chạy theo mối lợi trước mắt, sớm muộn đều đã bị đào thải ra khỏi tổ hợp tác.

Từ chỗ thành viên của tổ lên tới 30 hộ vào năm 2009, đến nay chỉ còn 20 hộ thành viên với trên 25 ha đất SX. Ông Hùng cho biết, nhiều hộ do ngại việc ghi nhật ký SX hàng ngày theo yêu cầu của SX theo tiêu chuẩn GAP, nên chỉ sau một thời gian ngắn tham gia, đã phải rời tổ hợp tác.

Có hộ có lô hàng bị phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu. Bên siêu thị đã ngưng mua lô hàng đồng thời yêu cầu hộ đó khắc phục. Nhưng hộ này không đáp ứng được điều đó nên bị loại. Năm ngoái, một hộ đưa sản phẩm bên ngoài vào, bị siêu thị phát hiện và bị cắt luôn hợp đồng.

Những hộ vẫn trụ được với SX theo GAP thì lại đang được hưởng trái ngọt, đó là đầu ra ổn định và giá bán luôn cao hơn giá thị trường 2.000 - 2.500 đ/kg. Có những thời điểm giá mua của siêu thị với sản phẩm GAP cao hơn tới 4.000 đ/kg so với giá sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Nhờ đó, theo ông Hùng, bình quân mỗi hộ trong tổ hợp tác có lợi nhuận bình quân 100 - 150 triệu đ/năm. Đời sống của các hộ khấm khá hẳn lên so với khi làm rau theo kiểu thông thường và bán cho thương lái như trước đây.

Chính vì thế, khi được vận động chuyển từ MetroGAP sang VietGAP, 20 hộ nông dân trong tổ hợp tác rau an toàn Suối Thông đều nhiệt tình tham gia và đến nay đều đã có chứng nhận VietGAP.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm