| Hotline: 0983.970.780

Khác biệt An Giang

Thứ Hai 28/05/2012 , 10:19 (GMT+7)

Từ đầu năm 2012 đến nay, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở An Giang đã hoạt động rất bài bản ở cả 34 xã điểm của tỉnh và 57 xã điểm do các huyện chọn.

Tỉnh An Giang phấn đấu đến năm 2015 có tối thiểu 25% số xã đạt tiêu chí NTM (34/120 xã). Từ đầu năm 2012 đến nay, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở An Giang đã hoạt động rất bài bản ở cả 34 xã điểm của tỉnh và 57 xã điểm do các huyện chọn. 

Ngoài bộ 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, An Giang còn bổ sung thêm tiêu chí áp dụng KH-KT vào sản xuất. Đây là khác biệt và cũng là thế mạnh của An Giang, vì tỉnh đang có hơn 200 tổ hợp tác nhân lúa giống. Còn những tiêu chí khác như: Môi trường, nước sạch, thủy lợi..., An Giang cũng làm rất tốt. Tỉnh An Giang chú trọng đẩy mạnh làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng nên được người dân rất ủng hộ. Riêng việc triển khai xây dựng NTM ở vùng đồng bào dân tộc được lồng ghép với các Chương trình 134, 135... Làm đường sá ở vùng đồng bào dân tộc rất thuận lợi, nhiều người sẵn sàng hiến đất để làm đường giao thông.


Nông dân An Giang luôn sáng tạo để nâng thu nhập

Trong khi các địa phương khác luôn cần vốn để xây dựng NTM thì An Giang không đặt nặng vấn đề này. Ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang, thành viên Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh An Giang, cho biết: Trong 2012, vốn Trung ương đầu tư cho tỉnh trên 57 tỷ đồng, vốn đưa về hơi chậm nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM. Trong quá trình xây dựng tỉnh chỉ đạo cho tạm ứng nguồn ngân sách đối ứng trước, hoặc tập trung xây dựng các chỉ tiêu NTM không cần vốn. Bên cạnh đó, các ngành cũng tranh thủ các dự án từ bên ngoài. Riêng ngành nông nghiệp An Giang trong năm cũng kết hợp nhiều chương trình của các dự án nông nghiệp trong và ngoài nước để góp phần vào xây dựng NTM.

Bên cạnh những thuận lợi thì An Giang cũng gặp phải một số khó khăn. Ông Đoàn Ngọc Phả cho biết: Tiêu chí khó thực hiện của An Giang là tiêu chí về giáo dục, đòi hỏi trường đạt chuẩn là rất khó. Trường tốt rồi, đòi hỏi diện tích mặt bằng, việc giải tỏa đến bù mở rộng rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Những tiêu chí khác như xây nhà văn hóa ở ấp cũng không phù hợp, không cần thiết lắm. Kế đến là tiêu chí về xây dựng nghĩa trang, An Giang là vùng đầu nguồn hàng năm bị lũ nên việc xây dựng nghĩa trang đạt theo tiêu chuẩn trong bộ tiêu chí khó mà thực hiện được. Cái khó ở đây là không có qũy đất, cộng thêm chi phí tôn nền, giải phóng mặt bằng rất cao. Tiêu chí vệ sinh môi trường, nhà sàn trên sông rạch cũng gặp khó khăn. Mặc dù tỉnh An Giang đã có cả đề án giải tỏa nhà trên sông rạch, nhưng do không có kinh phí nên phải lồng ghép với chương trình nhà ở trên cụm tuyến dân cư vượt lũ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.