| Hotline: 0983.970.780

Khắc khoải chờ cứu trợ

Thứ Ba 19/10/2010 , 20:10 (GMT+7)

Đến 16 giờ chiều 19/10, mực nước trên các sông tại Nghệ An vẫn tiếp tục dâng cao. Bởi vậy, dù mưa đã tạnh nhưng số hộ dân bị ngập úng lại tăng lên khá nhanh.

Đến 16 giờ chiều 19/10, mực nước trên các sông tại Nghệ An vẫn tiếp tục dâng cao. Bởi vậy, dù mưa đã tạnh nhưng số hộ dân bị ngập úng lại tăng lên khá nhanh.

Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Nghệ An, đã có 38.029 hộ dân của 120 xã thuộc 9 huyện thành thị đã bị ngập sâu, trong đó có 35 xã thuộc các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và Nghi Lộc đã bị cô lập hoàn toàn. Tỉnh Nghệ An đã điều động các lực lượng tiến hành di dời được 11.911 hộ dân ( 54.716 nhân khẩu) ra khỏi vùng nguy hiểm. Do nước lũ đổ về khá nhanh nên ngoài diện tích lúa mùa, hoa màu vụ đông bị xoá sổ, đã có 4.773 ha nuôi trồng thuỷ sản bị ngập.

Hội chữ thập đỏ cấp phát mỳ tôm cho dân

Trong những ngày qua, lãnh đạo tỉnh Nghệ An cùng với các lực lượng quân đội, công an,  Hội Chữ thập đỏ tỉnh... đã toả đến các xã xung yếu, vùng rốn lũ để cứu trợ mỳ tôm, lương khô, nước uống đóng chai, chăn màn cho nhân dân vùng lũ. Tuy nhiên, lượng nhu yếu phẩm cung cấp cho người dân vẫn chỉ như muối bỏ biển. Số lượng dân đói và rét do phải ngâm mình trong nước lũ còn rất lớn.

Tính đến 20h hôm qua, toàn tỉnh Nghệ An đã có 17 người chết. Trong đó Nghi Lộc 5 người, Nam Đàn 3 người, Thanh Chương 2 người, Diễn Châu 2 người; các huyện Hưng Nguyên, Diễn Châu, Kỳ Sơn, TX Cửa Lò, Đô Lương mỗi huyện có 1 người chết. Tổng thiệt hại kinh tế lên đến trên 1.570 tỷ đồng.

Trước tình hình khó khăn hiện nay, Nghệ An đã đề nghị TW hỗ trợ khẩn cấp 500 tỷ đồng, cấp 5.000 tấn gạo; 200 tấn ngô giống, 10 tấn hạt rau các loại, 100 cơ số thuốc, 6 tấn Ben cozit, 20 chiếc xuống cứu nạn, 10.000 m2 vải bạt 6.000 m2 vải lọc, 5.000 cái áo phao, 5 phao bè và 1.000 cái phao tròn.

Sáng 19/10, chúng tôi có mặt cùng với Hội Chữ thập đỏ Nghệ An tổ chức phát hàng cứu trợ cho dân tại vùng rốn lũ thuộc xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên, nơi bị nước lũ chia cắt đã 4 ngày nay. Ông Nguyễn Văn Thanh (Bình), 60 tuổi, trú tại xóm 2, xã Hưng Lĩnh chán nản nói: Dân chúng tôi khổ lắm các chú ơi! Nước lũ vây quanh nhà, hớp nước sạch không có để uống, gói mỳ tôm không có mà ăn. Điện đóm mù mịt, dầu hoả không có thắp nên đêm đến cứ quờ quạng trong bóng tối. 

Sáng nay thấy trời hửng, tôi chặt mấy cây chuối còn sót lại làm bè rồi liều mình vượt nước lũ sang đê Tả Lam để mua mấy thứ cần thiết mang về cho gia đình. Hiện chúng tôi thiếu đủ thứ, nhất là mỳ ăn liền, nước uống và dầu hoả... Chính quyền cho được bao nhiêu quý bấy nhiêu.

Thuyền cứu trợ đến vùng ngập lụt

Vào sâu trong xóm 3, chúng tôi cám cảnh khi nhìn thấy một cụ già đã gần 80 tuổi đang loay hoay trong gian nhà xập xệ. Chỗ bà nằm hiện chỉ cách mặt nước khoảng 20 cm, chăn chiếu đều ướt sũng. Để có cái ăn, mấy ngày qua bà kê một chiếc bàn rồi đặt ba viên gạch lên làm bếp thổi cơm. Bữa ăn của bà chỉ lưng cơm với muối trắng.

Thuyền cứu trợ của chúng tôi xuôi theo dòng lũ. Đường còn dài mà hàng đã cạn. Trong lòng tôi bùng lên nỗi xót xa, ái ngại vì ánh mắt thất vọng của những người dân khi họ thấy trên thuyền chúng tôi không còn một gói mỳ nào để phát cho họ nữa...

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.