| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục lúa gieo thẳng chậm ra lá

Thứ Năm 06/03/2014 , 10:41 (GMT+7)

Biện pháp khắc phục bằng cách tăng cường khả năng hô hấp hoặc làm cho mống gieo thẳng không bị sót mặn thông qua điều tiết nước.

Nhiều địa phương miền Bắc đã cơ bản gieo cấy xong lúa chiêm xuân. Tuy lúa cấy mạ dược, mạ non đã bén rễ hồi xanh và đang được bón thúc, nhưng mống gieo thẳng vẫn chậm ra lá.

Đặc điểm của cây lúa là quang hợp và hô hấp cùng diễn ra ở ban ngày. Nếu một tác nhân nào đó ảnh hưởng đến hô hấp thì khả năng quang hợp của cây cũng kém, sinh trưởng chậm và có thể bị chết. Mống gieo thẳng vốn có thân mầm và bộ rễ non, trơn tru, nhẵn bóng nên biểu hiện càng rõ.

Thực tế, nhiều diện tích gieo thẳng ở các địa phương thường được gieo từ 6 - 10/2 và phải gieo lại đến nay vẫn đang giai đoạn từ mũi chông đến xòe lá; trong đó ruộng để nước xấp sảnh xen kẽ với tháo cạn thường xuyên thì ra lá nhanh hơn hẳn.

Thời tiết vẫn đang diễn biến phức tạp, tuy nhiệt độ bình quân ngày đêm đã cao (trên 15 oC) nhưng trời rất âm u, mưa phùn nhiều; độ ẩm không khí luôn cao, sương mù nhiều và dày đặc về đêm và sáng sớm (do không khí lạnh lệch đông và biến tính). Chính yếu tố này có thể đã tạo ra một lớp màng nước mỏng đông kết trên bề ngoài của tất cả các bộ phận (từ bộ rễ đến thân) của mống mà nông dân không thể cảm nhận. Vì thế lúa không hô hấp được, quang hợp cũng kém hoặc gây sót mặn (thường gọi là mưa gio hoặc axit) nên mống cứ dựng mũi chông, chậm ra lá.

Biện pháp khắc phục bằng cách tăng cường khả năng hô hấp hoặc làm cho mống gieo thẳng không bị sót mặn thông qua điều tiết nước trong mặt ruộng một cách nghiêm ngặt. Ban ngày tháo nước cạn hẳn, chiều tối lại cho vào. Tùy theo trạng thái từng ruộng, vẫn còn mũi chông hay đã xòe lá mà mực nước từ xấp sảnh đến 1 hoặc 2 cm để phá vỡ lớp màng nước mỏng gây cản trở hô hấp hoăc rửa trôi mặn sót. Nên thực hiện liên tục trong 3 - 4 ngày liền.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.