| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục vườn cây sau bão thế nào?

Thứ Sáu 25/10/2013 , 10:35 (GMT+7)

Sau kinh nghiệm khắc phục cây cao su đổ ngã ở Nông trường Bình Ba (trực thuộc Cty TNHH MTV Cao su Bà Rịa), NNVN nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm thêm của ông Trần Quốc Hưng, TGĐ Cty CP Cao su Hòa Bình...

Sau kinh nghiệm khắc phục cây cao su đổ ngã ở Nông trường Bình Ba (trực thuộc Cty TNHH MTV Cao su Bà Rịa), NNVN nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm thêm của ông Trần Quốc Hưng, TGĐ Cty CP Cao su Hòa Bình (Hòa Bình, Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu), bởi sự thiệt hại của Cty này sau cơn bão số 9 (tháng 2/2006) và số 1 (tháng 4/2012) cũng rất lớn.

>> Kinh nghiệm nông trường Bình Ba

Ông Hưng cho biết, tổng kết sau 2 cơn bão vừa qua, công ty đã có gần 500 ngàn cây cao su (tương đương khoảng 1.000 ha) bị đổ và gãy. Trong đó, tỉ lệ số cây cao su bị gãy chiếm đến 60%!

Lúc đó, công ty đã xử lý thế nào đối với vườn cây cao su bị gãy, đổ?

Do vườn cây của công ty hầu hết là cao su già trồng từ những năm 1982-1989, mật độ cây trồng 476 cây/ha. Sau bão mật độ còn khoảng 300 cây/ha. Trên cây vườn già, chúng tôi cho tổ chức cưa cắt toàn bộ số cây bị gãy, đổ trên lô, những lô thiệt hại nặng làm trước, nhẹ làm sau, thực hiện nhiều nhóm cưa cắt, làm cuốn chiếu theo lô.

Chính tôi trực tiếp ra hiện trường chỉ đạo điều hành, đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sau khi cưa cắt xong lô nào thì bố trí lao động dọn dẹp cành nhánh lô đó, tổ chức trực gác lửa trên vườn cây bởi vì sau bão là mùa khô.


Việc xử lý đúng cách sẽ giúp hạn chế thiệt hại khi cây cao su bị gãy đổ

Còn đối với vườn cây nhóm 1, chúng tôi chỉ đạo tập trung cưa số cây bị đổ không phục hồi, đồng thời rong bớt cành nhánh, tập trung cơ giới và thủ công, sử dụng dây để cột kéo và dùng cừ (tràm) để chống đỡ số cây đổ có khả năng phục hồi (chưa bị gãy cổ rễ).

Mặt khác, cắt phần ngọn đối với số cây gãy thân cách mặt đất lớn hơn hoặc bằng 2m hoặc cắt nhánh đối với số cây bị gãy nhánh.

Đối với vườn cây kiến thiết cơ bản mà bị ngã đổ thì khắc phục bằng cách nào?

Chúng tôi chỉ đạo cho tiến hành “rong” bớt cành nhánh, cột kéo bằng dây và chống đỡ cây bị đổ, nghiêng bằng cây cừ. Chú ý là chỉ cưa thanh lý đối với số cây bị đổ gãy cổ rễ thôi.

Lúc đó, do tính chất khẩn trương của công việc khắc phục hậu quả nên chúng tôi đã “tổng huy động” tất cả lực lượng anh em công nhân, lao động cả ngày thứ 7, chủ nhật để đẩy nhanh tiến độ công việc.

Đến nay, tình hình phát triển của vườn cây khắc phục sau bão thế nào?

Nhìn chung, cây cao su còn lại sau bão hầu hết bị gãy cành, long gốc, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng suất vườn cây. Còn số cây cao su được cột kéo hoặc chống đỡ trên vườn cây khai thác hầu hết đều phát triển kém do bộ rễ đã bị tổn thương, đồng thời thường bị khô một mặt vỏ (phần bị đứt rễ nhiều), khả năng cho mủ thấp hơn rất nhiều so với cây bình thường.

Một điểm khác nữa là do khu vực địa bàn công ty nằm gần biển nên mức độ gió thường nhiều, một số cây được chống đỡ trước đây thường hay bị ngã đổ trở lại. Đây cũng là cái khó của công ty hiện nay.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Người dân bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Bình luận mới nhất