| Hotline: 0983.970.780

Khách Tây: 'Tại sao người Việt bất lịch sự thế?'

Thứ Tư 07/12/2016 , 13:42 (GMT+7)

Những công nhân vệ sinh quét rác về phía Pieter trong khi những người bán hàng rong hắt nước bẩn bắn lên chân anh. 

Đây là một số trong những trải nghiệm khiến chàng phượt thủ sốc khi chuyển đến Việt Nam sau 6 tháng sống tại Thái Lan.
Pieter Levels cho rằng nhiều du khách phương Tây sẽ bị sốc khi đến Việt Nam vì gặp người bất lịch sự, thô lỗ và kém thân thiện.
 
khach-tay-tai-sao-nguoi-viet-bat-lich-su-the
Trước khi tới Việt Nam, Pieter từng sống tại Thái Lan 6 tháng. Ảnh: Tech in Asia.


Chủ nhà kỳ lạ

Pieter thuê một phòng trong nhà nghỉ ở TP HCM và bất ngờ vì wifi bị tắt khi anh đang làm việc buổi đêm. Chủ nhà nói rằng "modem cần phải ngủ". Pieter phải giải thích rất nhiều rằng thiết bị này có thể bật suốt đêm và chạy liên tục để nhắc từng người trong nhà chủ không được tắt bộ phát wifi.

Hôm khác, anh đang làm việc tại phòng sinh hoạt chung của nhà nghỉ thì một cụ già đứng trước mặt Pieter, hét lên yêu cầu anh chuyển ghế. Anh mong đợi mình sẽ được đối đãi nhẹ nhàng hơn vì anh là một vị khách trả tiền để ngủ lại nhà của họ.

Giao thông hỗn loạn

Khi còn ở Campuchia hay Thái Lan, Pieter thấy giao thông có thể cũng hỗn loạn nhưng xe cộ sẽ đi chậm hoặc dừng lại nếu có người qua đường, người Việt Nam không làm vậy. Người ta sẽ bấm còi còn khách bộ hành phải tránh đường cho xe cộ, ngay cả vỉa hè cũng không có lối đi. Du khách nên sang đường thật nhanh và cầu nguyện không ai đâm phải mình.

Nạn cướp giật

Tại TP HCM, câu đầu tiên anh nghe từ một người bản địa là "đừng cầm điện thoại ngoài phố, có kẻ cắp đấy", lời thứ hai chính là "đừng để lộ mấy cái túi đó của anh, họ cũng lấy trộm thôi". Khoảng 10 người Việt Nam từng khuyên anh những điều tương tự.

Thành phố kém sạch

Pieter ở quận 1. Anh cho rằng nơi đây giống như những khu phố nổi tiếng "chặt chém" du khách tại San Francisco, London hay Amsterdam với dịch vụ nghèo nàn. Anh cố gắng tới khu vực ít du khách hơn tại quận 2 hay quận 3, song anh càng gặp nhiều rắc rối trên đường khi những công nhân môi trường quét rác về phía anh, nhiều người bán hàng rong hắt nước bẩn ra đường bắn vào chân anh.

khach-tay-tai-sao-nguoi-viet-bat-lich-su-the-1
Một điều Pieter phát hiện ra khi sống ở Việt Nam năm 2013 là toilet công cộng thường có dấu chân trên bệ xí bệt. Ảnh: Pieter Levels.


Pieter cho rằng anh không phải người duy nhất có cảm nhận như vậy về Việt Nam, song anh không muốn rời khỏi đất nước này mà mang theo những ấn tượng xấu. Anh quyết tâm tìm hiểu con người nơi đây. Pieter nghĩ mình có thể mỉm cười, ôm hôn họ để chứng minh anh dành tình yêu cho mọi người trên thế giới, dù họ có hét vào mặt anh.

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi anh thường xuyên tới làm việc đêm tại một tiệm cà phê trên đường Pasteur. Sau vài ngày khi Pieter thành khách quen, một vài người bắt chuyện với anh, họ mỉm cười, kể chuyện và giới thiệu anh cho bạn bè. Họ mời anh vài ly đồ uống và mời anh tới nhà dự tiệc. Pieter gặp một vài nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia hay cả một ban nhạc rock, mọi người vô cùng thân thiện.

khach-tay-tai-sao-nguoi-viet-bat-lich-su-the-2
Quán cà phê nơi Pieter gặp gỡ thêm nhiều con người thú vị. Ảnh: Pieter Levels.


Dần dần, Pieter khám phá ra những điều lạ kỳ về Việt Nam sau khi tiếp xúc gần gũi hơn với người dân nơi đây. Anh có thêm nhiều người bạn Việt Nam, họ vẫn tiếp tục giữ liên lạc với anh sau này. Đối với anh, họ là những người có vẻ ngoài lạnh lùng nhưng trái tim ấm áp. "Việt Nam là một bí ẩn, một nơi đáng ghé thăm. Hãy kiên nhẫn với người bản địa, họ sẽ kiên nhẫn với bạn", Pieter chia sẻ.

(VnExpress)

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.