| Hotline: 0983.970.780

Khai man lý lịch vẫn trúng cử Bí thư xã

Thứ Tư 11/08/2010 , 11:00 (GMT+7)

Sau ĐH Đảng bộ xã Hưng Trạch (Bố Trạch-Quảng Bình), dư luận ồn lên việc ông Lê Anh Đáng vừa trúng cử chức danh Bí thư Đảng ủy xã có hành vi sửa bằng cấp, khai man lý lịch Đảng và hồ sơ cán bộ.

* Chủ tịch xã biết nhưng vẫn chứng thực (!?)

Ông Lê Anh Đáng
Sau ĐH Đảng bộ xã Hưng Trạch (Bố Trạch-Quảng Bình) dư luận ồn lên việc ông Lê Anh Đáng vừa trúng cử chức danh Bí thư Đảng ủy xã có hành vi sửa bằng cấp, khai man lý lịch Đảng và hồ sơ cán bộ. Thật đáng buồn.

Theo lá đơn nhân danh người dân xã Hưng Trạch tố cáo: ông Lê Anh Đáng- Bí thư Đảng ủy xã đã có hành vi sửa bằng từ hạng trung bình thành hạng khá, bằng ghi theo học ngành quản lý kinh tế, ông Đáng viết thêm dấu cộng (+) và chữ kế toán vào bằng gốc; man khai lý lịch sinh năm 1956 thành 1950 để được nhận Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; từ tháng 4/1994 đến tháng 12/1995 ông Đáng về làm thường dân, nhưng lại khai là đảng ủy viên, Chủ tịch UBMTTQ xã.

 Tại cuộc làm việc với PV, ông Lê Anh Đáng thừa nhận hành vi sửa bằng, man khai lý lịch để được đưa vào sổ vàng của xã trong việc phong nhận Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và man khai 1 năm 7 tháng để được đóng bảo hiểm. Giải trình những việc trên, ông Đáng cho rằng: “Tôi học Trường Trung cấp Nông nghiệp Bình Trị Thiên khoá 1986-1988. Năm 1995, tôi không còn làm việc nữa vì bị kỷ luật do vi phạm chính sách dân số-kế hoạch hoá gia đình (sinh con thứ 3), vì vậy tôi cứ nghĩ bằng chẳng còn giá trị gì, nhưng sau đó có phong trào các Cty TNHH ra đời và thông báo tuyển nhân viên kế toán với điều kiện có 3 năm kinh nghiệm và bằng khá trở lên. Bị kỷ luật, tôi chỉ nghĩ cần phải kiếm kế mưu sinh thì đánh liều sửa bằng”.

Đưa cho chúng tôi xem tấm bằng trung cấp bị tẩy xóa, sửa nhoe nhoét, ông Đáng bảo: “Các anh xem, bằng sửa rất sơ sài, chứ bằng trung bình hay khá thì tôi vẫn làm chủ nhiệm HTX, lúc đó mấy ai làm cấp xã mà có bằng cấp đâu”.

Tấm bằng tốt nghiệp bị sửa từ “Trung bình” thành “Loại khá” và thêm chữ “+ Kế toán”

Về việc man khai năm sinh, ông Đáng thú nhận: “Năm 1995 có chủ trương kê khai thành tích, anh em bạn bè cùng trang lứa ai cũng làm nên tôi làm theo. Khi nộp hồ sơ, anh em hướng dẫn chữa lại cách khai năm sinh mới đủ điều kiện, nên năm sinh gốc trong hồ sơ là 1956 tôi chữa thành 1950”. Sự việc này ông Đáng nói ông chưa nhận Huân chương Kháng chiến hạng Nhất nhưng sổ khen thưởng đã vào sổ và sổ vàng của xã đã ghi ông vào đó. Trên thực tế vào năm 1972-1973, ông Đáng đang là học sinh lại khai là dân công hỏa tuyến. Theo ông Đáng thì năm sinh thực của ông là năm 1954, còn trong mọi hồ sơ, giấy tờ ông đều ghi năm 1956...

Về vấn đề thứ 3, ông đáng cho hay: Từ tháng 4/1994 đến 12/1995, ông bị kỷ luật do sinh con thứ 3, trở về làm “phó thường dân”. Tháng 12/1995, ông trúng cử vào Ban chấp hành Đảng uỷ xã khoá 19 và đến năm 1998, có hướng dẫn mới về làm sổ bảo hiểm cho cán bộ cấp xã (lúc này ông Đáng giữ chức Phó Bí thư Đảng uỷ xã) ông đã khai từ tháng 4/1994 đến 12/1995 ông là Đảng ủy viên, giữ chức Chủ tịch UBMTTQVN xã để không bị gián đoạn thời gian công tác nhằm được nhận sổ bảo hiểm. Tổng thời gian ông Đáng khai man là 19 tháng công tác. “Khi thực hiện kê khai, tôi có 1 năm 7 tháng gián đoạn nên tôi có đặt vấn đề với đồng chí Phạm Văn Thanh, nguyên Chủ tịch UBND xã. Được đồng ý nên tôi kê khai giai đoạn đó là Đảng ủy viên, Chủ tịch mặt trận xã” - ông Đáng nói rất hồn nhiên.

Trong suốt quá trình làm việc, ông Đáng nhận sai hoàn toàn về các vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, ông lại tỏ ra khá buồn bã cho rằng những chuyện từ xửa từ xưa lại chợt bị “tố” vào thời điểm ông vừa tái cử chức Bí thư Đảng ủy xã sau Đại hội Đảng bộ vừa qua. “Trước đó, tôi biết sai nên giấu cái bằng này đi dù nó là bằng thật. Chỉ đến khi cần bằng đưa vào hồ sơ cán bộ vào cuối năm 2009, tôi mới đem đi công chứng. Chuyện này anh Thái (ông Trần Văn Thái - Chủ tịch UBND xã Hưng Trạch) biết rõ”. Theo ông Đáng, ông đã nhận thức được sai lầm và thành khẩn hợp tác với Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Bố Trạch. Trong bản giải trình của mình, ông Đáng đã nhận hết 3 sai phạm, thừa nhận mình có khuyết điểm về sự thiếu trung thực trong 3 vấn đề trên và ông nhanh chóng tự nhận hình thức kỷ luật...cảnh cáo.

Mỗi tháng ít nhất tôi ký 400 - 500 chữ ký, làm sao kiểm tra hết được

Trao đổi với chúng tôi xoay quanh việc đóng dấu, ký tên chứng thực y sao bản chính tấm bằng sửa nhoe nhoét của ông Đáng, ông Trần Văn Thái khẳng khái: “Thấy cán bộ đưa lên bảo ký là tôi ký thôi, không kiểm tra đối chiếu bản gốc và tôi cũng chẳng xem qua nội dung bản chứng thực. Mỗi tháng ít nhất tôi ký 400 - 500 chữ ký, làm sao kiểm tra hết được”.

Nói về sự tắc trách đó của mình, ông Thái điềm nhiên trả lời: “Ký sai thì chịu kỷ luật. Quy định nói rồi, sai mức độ này là khiển trách, tôi xin nhận khiển trách”. Khi được hỏi về việc có hay không chuyện mất đoàn kết nội bộ sau kỳ Đại hội Đảng bộ xã, ông Thái nói: “Cái này các anh hỏi người khác, vì tôi không còn nằm trong Ban chấp hành Đảng ủy nữa nên nói không tiện”. Kỳ đại hội vừa qua ông Thái không trúng cử vào Ban chấp hành Đảng uỷ xã.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm