| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 10/10/2013 , 10:11 (GMT+7)

10:11 - 10/10/2013

Khai sinh và khai tử

Sau nhiều lần trì hoãn, rốt cuộc thì ngành công thương Hà Nội cũng công bố cụ thể danh tính 12 cây xăng sẽ bị “khai tử”...

Sau nhiều lần trì hoãn, rốt cuộc thì ngành công thương Hà Nội cũng công bố cụ thể danh tính 12 cây xăng sẽ bị “khai tử” (tức thu hồi giấy phép kinh doanh - GPKD) kể từ ngày 1/11/2013 do không đảm bảo phòng cháy, an toàn giao thông trong khu vực nội đô.

Đương nhiên, vẫn có những ý kiến kêu ca từ những đơn vị có cây xăng “tử”, nhưng nhìn chung đông đảo dư luận đều cho đây là một quyết định đúng đắn nhất là sau sự cố hồi đầu tháng 6/2013 khi cây xăng ở số 2B Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đã xảy ra cháy lớn khiến nhiều người dân Thủ đô lo lắng vì đang phải chung sống với "tử thần" từ những cây xăng nằm sát khu dân cư.


Sự cố cây xăng ở số 2B Trần Hưng Đạo (Hà Nội) xảy ra cháy lớn hồi tháng 6/2013

Lẽ thường tình ở đời có “sinh” thì có “tử”, dẫu chẳng ai muốn thì đây cũng là việc không thể không làm, bởi những sự việc khi đã hết vai trò lịch sử của nó, thậm chí cản trở phát triển thì việc “khai tử” chính là để dọn dẹp và giải phóng những bất cập.

Tuy vậy, trên thực tế mọi việc không đơn giản như thế, trong một số trường hợp việc “khai sinh” dễ dàng bao nhiêu thì việc “khai tử” lại rối rắm, phức tạp bấy nhiêu. Không nói đâu xa xôi, hiện chúng ta đang có rất nhiều lĩnh vực bất cập ví như những dự án xây dựng có tốc độ rùa, chậm tiến độ, rồi hệ thống những văn bản pháp luật đã hết hiệu lực cần lắm một từ “khai tử” để đỡ gây ách tắc, phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp. Nhưng vì nhiều cản trở khác nhau, thậm chí thái độ chây ỳ, chống đối của một bộ phận đã khiến cho việc “khai tử” chẳng dễ dàng gì.

Tuy nhiên, cũng có những vấn đề người ta muốn “khai tử” lắm nhưng không thể làm được bởi lý do hoàn toàn khách quan. Đó là câu chuyện dài về những DN đã chết nhưng vẫn không được “chôn” vì thủ tục rối rắm! Theo thống kê, sau 9 năm thi hành Luật Phá sản năm 2004, có tới hơn 50 ngàn đơn vị trên thực tế đã ngừng hoạt động, phá sản nhưng tổng số đơn yêu cầu tuyên bố phá sản được tòa án thụ lý chỉ là 336, mà trong đó vỏn vẹn có 83 trường hợp được tòa án tuyên phá sản, 153 vụ việc dù đã mở thủ tục phá sản, nhưng chưa ra được quyết định tuyên bố phá sản. Vì sao vậy?

Đáp án thật đơn giản và bất ngờ: Luật Phá sản 2004 đang có hiệu lực hiện nay “không giải quyết việc phá sản DN”. Đơn cử như việc thanh lý tài sản. Theo luật hàng loạt yêu cầu phải tiến hành trước khi có thể tuyên bố phá sản, nào là xác định chủ nợ, số nợ, số tài sản còn lại. Rồi sau khi thanh lý xong hết, chia xong hết, mới đến thủ tục phá sản… nhưng mỗi nơi, mỗi cơ quan làm mỗi phách, không đồng bộ nên có những DN đã phá sản vài năm trời vẫn bị “treo” không được chết!

Đương nhiên, trong cuộc sống cũng như kinh doanh hai chữ “khai tử” luôn là điều cấm kỵ chẳng ai mong muốn. Nhưng với những trường hợp này thì đây là giải pháp duy nhất đúng…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm