| Hotline: 0983.970.780

Khai thác bền vững rừng thông ba lá

Thứ Năm 11/07/2013 , 10:27 (GMT+7)

Theo dự kiến, từ nay đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ khai thác 6.720 ha rừng thông ba lá (trung bình 840 ha/năm) và được trồng lại trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Theo dự kiến, từ nay đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ khai thác 6.720 ha rừng thông ba lá (trung bình 840 ha/năm) và được trồng lại trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Mục tiêu của chương trình khai thác rừng thông ba lá tự nhiên được đặt ra là phát triển theo hướng bền vững về diện tích, chất lượng và cơ cấu rừng thông qua các giải pháp kỹ thuật lâm sinh; và đặc biệt là cải tạo rừng tự nhiên thông 3 lá thuần loại năng suất thấp, chất lượng kém sang rừng trồng thông 3 lá có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị cao hơn theo hướng SX công nghiệp; đáp ứng tốt yêu cầu phòng hộ, đảm bảo môi trường sinh thái...


Rừng thông ba lá của Lâm Đồng cần được điều chế để làm giàu

Với 6.720 ha rừng thông ba lá dự kiến sẽ được khai thác từ nay đến năm 2020, theo tính toán của các nhà chuyên môn, tổng sản lượng gỗ thu được sẽ là con số rất đáng kể: 1.173.100 m3, trung bình mỗi năm khai thác 146.638 m3. Trong đó, từ 2013 - 2015, bình quân mỗi năm khai thác 136.000 m3. Toàn bộ gỗ khai thác trong giai đoạn này đều được đưa vào chế biến tinh ngay tức thời với tỷ lệ thành phẩm tinh chế chiếm ít nhất là 75% để đạt được giá trị sản phẩm gần 3.000 tỷ đồng.

Ở giai đoạn tiếp theo (2016 - 2020) sẽ được khai thác trung bình 153.000 m3 mỗi năm; tỷ lệ thành phẩm tinh chế được nâng lên 85%, giá trị sản phẩm chế biến sẽ là con số 6.500 tỷ đồng.

Như vậy, về lý thuyết mà nói, giá trị sản phẩm gỗ tinh chế (từ 75 - 85%) đạt được cho cả giai đoạn khai thác và chế biến rừng thông ba lá SX của tỉnh gần 9.500 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ.

Về vấn đề trồng rừng, toàn bộ 6.720 ha rừng thông ba lá SX trong diện khai thác sẽ được trồng lại rừng theo hình thức “cuốn chiếu”: Khai thác năm trước thì năm sau trồng lại ngay, và cây rừng đưa vào trồng cũng là thông ba lá giống chọn lọc.

Năm trồng ít nhất là 2013 này với dự kiến khoảng 269 ha; năm cao nhất là 2015 với diện tích phải trồng là 939 ha; các năm khác trồng từ 725 ha (năm 2014), 848 ha (2018), 849 ha (2019)… đến 861 ha (2020), 928 ha (2016).

Việc trồng lại rừng sau khai thác, đề án nêu rõ: Tuân thủ nghiêm việc trồng rừng ngay sau khai thác; áp dụng quy trình kỹ thuật trồng rừng thông 3 lá thâm canh, thực hiện các biện pháp kỹ thuật mũi nhọn về giống - phân bón - kỹ thuật làm đất để tạo rừng trồng đạt năng suất cao, chất lượng cao nhất.

Một trong những giải pháp lâm sinh được đặt ra là thực hiện tốt công tác khuyến lâm, chuyển giao TBKT về SX cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng để nâng cao hiệu quả trong công tác xã hội hóa nghề rừng.

Dưới góc độ quản lý và tổ chức SX, tỉnh sẽ ưu tiên DN đầu tư trong lĩnh vực tinh chế gỗ tại các khu và cụm công nghiệp theo quy hoạch thuê đất để trồng rừng với khoảng 60% diện tích sau khai thác.

Đối với những vùng không thu hút được DN đầu tư trồng rừng (khoảng 40% diện tích sau khai thác hằng năm) thì ngân sách tỉnh trực tiếp đầu tư trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ.

Xem thêm
Sản xuất tôm giống nước lợ đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi

NINH THUẬN Năm 2023, cả nước có 2.270 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, sản lượng đạt 153 tỷ con, đáp ứng đủ cho nhu cầu thả nuôi của người dân.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.